-
Theo thống kê của Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hải Phòng trong năm 2009.Từ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trong các lĩnh vực khác nhau trên địa Thành phố cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị này là khá lớn: Công nghiệp xi măng là 50%; Công nghiệp dệt may là 30%; Tòa nhà Thương mại là 25%; Công nghiệp thép là 20%; Công nghiệp chế biến thực phẩm là 20% và Sử dụng nước là 15%.
-
Trong khi hầu hết các tỉnh đều phải cắt điện luân phiên, Điện lực Hải Phòng vẫn chưa phải cắt đột xuất. Và một trong những giải pháp được địa phương này áp dụng là cho các hộ dân, doanh nghiệp tự chủ động tiết kiệm điện.
-
Theo quy định mới, việc sử dụng điện tại các cơ quan nhà nước ở Pakistan sẽ giảm 50%. Các công chức thay vì nghỉ 1 ngày cuối tuần sẽ được nghỉ 2 ngày. Thiết bị chiếu sáng tại các trụ sở sẽ giảm bớt 50%, còn máy lạnh chỉ được bật sau 11h. Bên cạnh đó, các biển quảng cáo, đèn neong màu hoặc đèn trang trí của các doanh nghiệp, cửa hàng trên phố sẽ phải tắt sau 20h.
-
Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp dụng Sản xuất sạch hơn (SXSH) ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50-100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
-
ENTECH HANOI 2010 từ 27-30/5/2010 tại Hà Nội với chủ đề “Hiệu quả Năng lượng – môi trường, hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững”. Đây là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội, doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá các trang thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghệ sản xuất sạch hơn và công nghệ môi trường.
-
Lò được thiết kế với công suất nhỏ từ 3-8kg/giờ, thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các bệnh viện hay trung tâm y tế có quy mô nhỏ đến trung bình. Lò sử dụng nhiên liệu đốt là gas LPG (hay dầu DO), tiêu hao nhiên liệu 2,5kg LPG/giờ, điện sử dụng 220V-1pha-50Hz.
-
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng(TKNL) trong doanh nghiệp (DN) là rất lớn, lên tới 30%. Chỉ tính riêng tại Hà Nội, kết quả khảo sát ở 10 DN thuộc nhóm ngành chủ lực như dệt - may, da - giày; cơ - kim khí; điện - điện tử… cho thấy, nếu áp dụng biện pháp TKNL hàng năm sẽ tiết kiệm tới 3,2 triệu kWh điện tương đương 40 tỷ đồng.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
Để tháo gỡ những khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia ứng dụng các giải pháp, đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, Chương trình MTGQ về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã có các chương trình kiểm toán năng lượng, đào tạo, tư vấn và hỗ trợ cho các DN trong vấn đề đầu tư công nghệ TKNL. Theo đó số tiền doanh nghiệp được hỗ trợ tương đương với 30% tổng vốn đầu tư cho công nghệ TKNL và số tiền này tối đa là 5 tỷ đồng.
-
Khu sinh thái cho doanh nghiệp đầu tiên tại Singapore sắp tới sẽ khởi công xây dựng tòa nhà có tên CleanTech One trị giá 90 triệu đôla Singapore. Đây là công trình đầu tiên của khu sinh thái CleanTech, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12 năm 2011.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.
-
Vừa qua, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình mục tiêu lộ trình về dán nhãn tiết kiệm năng lượng (TKNL), Văn phòng TKNL đã tổ chức phát động Chương trình dán nhãn TKNL và công bố chương trình dán nhãn TKNL cho 4 sản phẩm: Bóng đèn huỳnh quang compact; quạt điện, ballast điện tử, bình đun nước nóng. Đồng thời, Văn phòng TKNL cũng đã tổ chức trao giải chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho Công ty Việt Nam Schneider.
-
Trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công thương điều phối, từ năm 2007, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã được Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ soạn thảo tài liệu tập huấn về Quản lý năng lượng (QLNL) và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả (HQNL) cho 3 nhóm học viên từ các doanh nghiệp công nghiệp, cụ thể là: Các cán bộ lãng đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý năng lượng và cán bộ và nhân viên kỹ thuật.
-
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp toàn diện, những kinh nghiệm về bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, vừa qua Sở KH-CN TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức Hội thảo “Bảo trì hiện đại - Trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp”. Theo PGS-TS Phạm Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TPHCM, bảo trì là một sự đầu tư kinh tế làm tăng năng suất, chất lượng, lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Giá bán lẻ điện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng như vừa qua và dự kiến từ ngày 1-1-2010, giá bán điện sẽ được thực hiện trên cơ sở giá thị trường, đã khiến việc tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với các doanh nghiệp trở nên bức bách.
-
Khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, yêu cầu đặt ra là cần thiết phải có giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
-
Hàng trăm cách thức tiết kiệm năng lượng tưởng chừng rất đơn giản nhưng hiệu quả lại không hề nhỏ đã được các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau áp dụng. Một công đôi ba việc!
-
Để nâng cao hiệu quả của sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, Dự thảo Luật Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đã đề xuất áp dụng một số chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế, hỗ trợ đầu tư… và cho phép các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng do các doanh nghiệp thực hiện được vay vốn ưu đãi từ các Ngân hàng Phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc hỗ trợ, Quỹ môi trường… Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Báo Người đại biểu nhân dân Thứ bảy.
-
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc không chỉ trong các công ty nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài mà ở cả các công ty tư nhân. Để có được chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát, tính toán, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất là yếu tố tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.