Thứ sáu, 03/01/2025 | 00:26 GMT+7
Tiềm năng tiết
kiệm năng lượng(TKNL) trong doanh nghiệp (DN) là rất lớn, lên tới 30%. Chỉ tính
riêng tại Hà Nội, kết quả khảo sát ở 10 DN thuộc nhóm ngành chủ lực như dệt -
may, da - giày; cơ - kim khí; điện - điện tử… cho thấy, nếu áp dụng biện pháp TKNL
hàng năm sẽ tiết kiệm tới 3,2 triệu kWh điện tương đương 40 tỷ đồng. Khi thực
hiện TKNL DN được hưởng rất nhiều ưu đãi, hỗ trợ nhưng trên thực tế, số lượng DN tận dụng tiềm
năng TKNL để giảm chi phí sản xuất vẫn còn rất khiêm tốn.
Được rất nhiều
từ tiết kiệm năng lượng
Ông Nguyễn Bá Vinh, Quản đốc "Dự án nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ" (PECSME) phối
hợp bởi
Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
và Quỹ
Môi trường Toàn cầu (GEF)
cho biết, các DN và vừa khi tham gia dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – PECSME” sẽ được hỗ trợ kinh
phí từ 10-30 triệu đồng để thực hiện kiểm toán năng lượng và chuyển giao công
nghệ. Trong quá trính thực hiện, doanh nghiệp được bảo lãnh 100% vốn vay ngân hàng phần thiếu
tài sản thế .Tính đến thời điểm này đã có 535 DN tham gia dự án trong đó
số hoàn thành là 420, tiết kiệm được gần 160.000 tấn dầu quy đổi, giảm được
650.000 tấn CO2 phát thải ra môi trường.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng(TKNL) trong doanh nghiệp (DN) là rất lớn, lên tới 30%
Doanh nghiệp tư
nhân của ông Trịnh Ngọc Hòa
ở Thạch Lỗi, Cẩm Giàng (Hải Dương), đã bỏ ra 4,5 tỷ đồng đầu tư cải tiến lò
nung gạch thủ công sang lò nung liên tục kiểu đứng, trong đó nguồn vốn vay được
của dự án là 1,1 tỷ đồng. Cùng với lò nung hiện đại, DN sắm thêm trang thiết bị
trộn than vào gạch, giúp giảm đáng kể lượng than đốt lò, chất lượng gạch thành
phẩm tốt hơn, giảm công lao động, tiết kiệm thời gian vào lò và ra lò đến 35%.
Từ đó, mỗi ngày cơ sở này tiết kiệm được gần 1 triệu đồng so với trước đó. Dự
kiến, chỉ sau 3 năm DN sẽ thu hồi được vốn đầu tư.
Trong năm 2009, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng đã đầu tư khoản kinh phí lớn giúp các DN thực hiện TKNL. Trong đó, Công ty Cổ phần Mía đường Bến Tre được hỗ trợ đầu tư 2 tỷ đồng thực hiện dự án “Nâng cấp, cải tạo trang thiết bị tiết kiệm năng lượng”. Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam được hỗ trợ 5 tỷ đồng trong số 32 tỷ DN này bỏ ra để thực hiện “Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm đèn LED Chiếu sáng Tiết kiệm năng lượng dùng trong Công nghiệp và Tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Bắc Sơn, Giám đốc Maketting Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang cho biết: “năm 2008 với việc đầu tư các lò thủy tinh với công suất 24 tấn/ngày được xem là hiện đại nhất Đông Nam Á, toàn bộ khí thải của bể nấu thuỷ tinh được thu hồi và cung cấp lại cho quá trình nấu chảy thuỷ tinh. Việc thu hồi nhiệt thải của lò nấu thuỷ tinh đã tiết kiệm 30 đến 35% nhiên liệu đốt, tương đương 3000 lít dầu FO mỗi ngày, góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Kết quả là Điện Quang đã nâng sản lượng sản xuất đèn compact của mình tăng thêm 12 triệu bộ, nâng năng lực sản suất đèn compact lên gần 50 triệu bóng/năm”.
Tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa, việc đầu tư trang thiết bị TKNL đã giúp DN này đạt sản lượng trên 95 triệu lít bia các loại, lượng than tiết kiệm được là 1.039 tấn, lại giảm phát thải khí nhà kính CO2 và Mêtan vào môi trường không khí. Lượng điện tiết kiệm gần 2 triệu kWh, góp phần giảm phụ tải trong giờ cao điểm. Tính thành tiền, một năm DN này tiết kiệm được khoảng 3 tỉ đồng chi phí năng lượng so với trước đó.
Trung tâm TKNL Hà Nội cũng cho biết, năm 2009, toàn TP đã có 150 DN sử dụng năng lượng trọng điểm được hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng năng lượng và lập kế hoạch tiết kiệm năng lượng. Chương trình đã hỗ trợ 15 DN thuộc 3 khối gồm DN tiêu thụ năng lượng trọng điểm, DN vừa và nhỏ và đơn vị sản xuất làng nghề thực hiện kiểm toán năng lượng, tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng... Kết quả kiểm toán năng lượng đã giúp các DN nhận thấy tiềm năng, cơ hội tiết kiệm năng lượng của đơn vị mình, từ đó áp dụng các giải pháp tiết kiệm để đạt hiệu quả cao nhất.
Chương trình đã hỗ trợ 15 DN thuộc 3 khối gồm DN tiêu thụ năng lượng trọng điểm, DN vừa và nhỏ và đơn vị sản xuất làng nghề thực hiện kiểm toán năng lượng, tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Thông qua chương trình, các doanh nghiệp đốt gạch Phúc Yên được hỗ trợ thay thế lò truyền thống bằng lò liên tục kiểu đứng. Mỗi năm, doanh nghiệp đã tiết kiệm hơn 850 tấn than, gần 17 tấn củi, giảm hơn 2 triệu kg CO2 và 25 - 30% SO2... Đặc biệt, với nguồn vốn từ chương trình mục tiêu QG về sử dụng NLTK và hiệu quả, Trung tâm TKNL Hà Nội đã tiến hành khảo sát và thí điểm đầu tư cho 2 DN với tổng số tiền 5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 được đầu tư hơn 2 tỷ đồng cho mua sắm máy móc (tổng mức đầu tư DN này bỏ ra là 12 tỷ), kết quả là DN này tiết kiệm được trên 1,5 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí năng lượng.
Như vậy, rõ ràng DN được lợi rất nhiều khi tham gia các chương trình TKNL. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức của các DN cũng như của xã hội đối với TKNL vẫn còn hạn chế dẫn đến số lượng DN biết đến chương trình và tham gia thực hiện vẫn khiêm tốn.
Theo ông Lưu Tiến Long, giám đốc Sở Công Thương Hà Nội thì: “Đa phần các DN sau khi nghe phân tích, cũng như kết quả khảo sát, kiểm toán NL đều thấy được tiềm năng TKNL và xu hướng chung là muốn thực hiện song chưa mạnh dạn đầu tư bởi không phải DN nào cũng đủ “lực” hơn nữa họ “sợ” thủ tục vay vốn rườm rà.”
Vẫn còn “mắc” ở vốn đầu tư
Thiếu vốn, chưa mạnh dạn đầu tư chính là lý do khiến số lượng DN tham gia
đổi mới máy móc, công nghệ TKNL vẫn còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng
TKNL.
Để thực hiện
TKNL DN phải chấp nhận đầu tư bài bản tức là đầu tư một lần cho lợi ích dài hạn.
Trong đó, ngoài việc đầu tư nguồn nhân lực, ý tưởng, khoản đầu tư khiến DN
đau đầu nhất chính là thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại. Khoản đầu tư
này đối với hầu hết DN đều là con số khá lớn, không dễ dàng thực hiện. Mặc dù
khi tham gia các chương trình TKNL DN có nhận được ưu đãi từ vay vốn từ ngân
hàng song thủ tục vay vốn, cách tiếp cận nguồn vốn thì rất nhiều DN còn bỡ ngỡ.
Trên thực tế,
quá trình vay vốn với lãi suất ưu đãi gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của
việc nguồn vốn đến với DN một cách chậm chạp đến từ nhiều phía cả bản thân DN
và một phần do các chính sách, Luật sử dụng năng lượng hiệu quả vẫn chưa hoàn
thiện.
Về phía DN,
ngoài các chương trình hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nước ngoài như
Ngân hàng Phát triển châu Âu, Tổ chức JICA Nhật Bản, Tổ chức phát triển Hà Lan…
và nhiều tổ chức trong nước khác
phải cần chủ động tìm đến những nguồn vốn riêng trong đó quan trọng nhất là phải
có phương thức tiếp cận nguồn vốn vay hợp lý. Các chuyên gia khuyên rằng,
tốt nhất DN nên vay vốn từ hệ thống các ngân hàng thương mại hoặc các Quỹ với
các cơ chế khuyến khích cụ thể về lãi suất ưu đãi, phương thức huy động…
Tuy nhiên, cũng
phải thừa nhận rằng rất nhiều DN, nhất là các DN nhỏ còn yếu trong việc xây dựng
đề án để vay vốn. Các DN vừa và nhỏ năng lực quản lý còn yếu, thường không có sổ
sách kế toán nghiêm chỉnh như ở các DN lớn mà thủ tục vay vốn đòi hỏi nhiều vấn
đề, các DN bắt buộc phải tuân thủ theo ngân hàng.
Đặc biệt, muốn
vay nhất định DN phải có tài sản thế chấp, nhiều DN thiếu tài sản thế chấp,
ngân hàng không thể cho vay. Để khắc phục vấn đề này PECSME sẽ làm việc với
ngân hàng để tháo gỡ các điều kiện, thủ tục phức tạp không cần thiết nhưng vẫn
đảm bảo tránh rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp khi triển khai các dự án.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, kết quả khảo sát ở 10 DN thuộc nhóm ngành chủ lực như dệt - may, da - giày; cơ - kim khí; điện - điện tử… cho thấy, nếu áp dụng biện pháp TKNL hàng năm sẽ tiết kiệm tới 3,2 triệu kWh điện tương đương 40 tỷ đồng
Ngay cả khi đã
được hỗ trợ vốn vay để cải tiến dây chuyền sản xuất, thiết bị đồng bộ thì các
DN cũng còn nhiều nỗi lo phải tính đến như thời gian hoàn vốn, định kỳ thanh
toán lãi suất... Năm 2008, cơ sở sản xuất gốm sứ Hưng Cách, thôn Giang Cao- Bát
Tràng- Gia Lâm- Hà Nội, đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng lò nung gas tiết kiệm năng lượng
thay thế cho cách nung than truyền thống, trong đó số vay được từ dự án là 500
triệu đồng. Chủ cơ sở này cho biết “Khoản tiền vay đó là khá lớn, lại được vay
ưu đãi với lãi suất 0,45% là có lợi cho dân tuy nhiên quy định 6 tháng trả gốc
1 lần, khi vừa mới đầu tư xây lò tốn kém, sau 6 tháng lợi nhuận thu được chưa
được bao nhiêu lại lo trả gốc quả thật là rất khó khăn”.
Trong thời gian tới, để hoạt động sử dụng NLTK và hiệu quả được nhân rộng trong DN việc cần làm trước mắt ngoài đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức thì công tác đào tạo, tập huấn đóng vai trò quan trọng. DN cần sự hỗ trợ từ mọi phía như biện pháp quản lý, kiểm toán năng lượng, tiếp cận công nghệ mà đặc biệt là phương thức tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cũng như sử dụng nguồn vốn vay thế nào cho có hiệu quả nhất.
Trần Liễu