-
Ông Nguyễn Bội Khuê, Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho biết, Hội thảo có tính đón đầu cho sự phát triển điện gió của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho điện gió thì việc đầu tư các dự án điện gió sẽ được đẩy mạnh. Hội thảo nhằm trang bị kiến thức cho hội viên và nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ, thiết bị thích hơp.
-
Qua tiến hành khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy Lâm Đồng là địa phương có tiềm năng lớn để khai thác điện gió với tổng công suất lắp đặt thương mại từ 2.000 đến 3.000 MW. Từ nay đến năm 2013, Lâm Đồng sẽ xây dựng hai nhà máy điện gió với công suất thiết kế ban đầu lên tới hàng trăm MW.
-
Tổ chức Phát triển Đức (GIZ) và Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) vừa giới thiệu cuốn sổ tay “Thông tin về đầu tư vào ngành Năng lượng gió tại Việt Nam” và “Hướng dẫn Quy trình lập Quy hoạch Điện gió tại Việt Nam“.Hai cuốn sổ tay cung cấp những thông tin cần thiết trong việc quy hoạch, phát triển nguồn năng lượng điện từ gió.
-
Với nguồn tài nguyên khá phong phú về năng lượng hoá thạch, năng lượng thiên nhiên và nguồn nước, Việt Nam tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư và kinh doanh hấp dẫn vào hàng đầu Châu Á của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực Điện năng bao gồm cả nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện hạt nhân hay điện thuỷ triều...Trong mười năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ xây dựng 95 nhà máy điện với tổng công suất 49.044 MW và tổng vốn đầu tư 39,58 tỷ USD,
-
Sáng 3/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương và Cơ quan phát triển Đức đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn quy trình lập quy hoạch và đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam”.Theo đó, điện gió sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua với giá cố định 1.317 đồng/kWh , gấp 2 lần so với giá bán của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
-
Cuối quí I/2011, chúng tôi có dịp đến làm việc tại Trạm Tuy Phong thuộc Nhà máy Phong điện 1 (Bình Thuận). Từ xa, nhìn những trụ điện gió đang quay chẳng khác gì ảnh chụp ở những cánh đồng điện gió lớn trên thế giới. Từ những trụ điện chạy bằng sức gió ấy, bước đầu hàng triệu kWh điện đã hòa vào điện lưới quốc gia, góp phần tăng nguồn cung vốn đang khó khăn của ngành Điện.
-
Với 200 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước tại hội chợ Entech Hanoi 2011, có thể thấy các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường rất đa dạng, phong phú. Tại triển lãm, khách tham quan đã được giới thiệu những công nghệ mới nhất giúp tiết kiệm năng lượng của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm thông dụng, tại hội chợ lần này người tiêu dùng Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận thêm với nhiều thiết bị tiên tiến hơn như điện gió, điện mặt trời…
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.
-
Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Khoản hỗ trợ cho ngành công nghiệp gió ngoài khơi của Anh đang tăng lên mang lại cơ hội kiếm lời từ thị phần rộng lớn trong thị trường toàn cầu. Hãng Business Green cho biết những phân tích từ tổ chức Carbon trust cho thấy công suất gió trên thế giới có thể đạt tới 1.150 GW trong 40 năm nữa và những đóng góp của Anh vào lĩnh vực này thông qua các dịch vụ duy trì và vận hành có thể đạt 10% thị trường thế giới.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Giám đốc Energy Intensive Users Group, ông Jeremy Nicholson nói rằng tình trạng này gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng. Những số liệu mới đã cho thấy trong suốt thời kì lạnh giá vừa qua, điện gió chỉ cung cấp được chưa tới 2% sản lượng điện quốc gia. Ông cho biết cũng bởi thế mà chính phủ sẽ khuyến khích các công ty xây dựng các trạm dữ trự điện, đề phòng trường hợp thiếu điện sau này.
-
Năng lượng gió được biến đổi thành một dạng năng lượng có thể được sử dụng phổ biến như là điện năng. Từ lâu con người đã sử dụng học năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm, hoặc để tạo công cơ học nhờ các cối xay gió. Ngày nay, người ta dùng các tua-bin gió để tạo ra dòng điện.
-
Với khoản vay 60 triệu euro của Ngân hàng tái thiết Đức KfW , Đức sẽ giúp Macedonia phát triển ngành năng lượng. 27,1 tỉ đô la trong khoản hỗ trợ này sẽ được dùng để vực dậy một số nhà máy năng lượng hydro nhỏ tại Globocica, Tikves, Vrutok, Raven, Vrben, Spilje. Số còn lại được dùng để đầu tư xây dựng những nhà máy điện gió gần Bogdanci, phía Nam Macedonia.
-
Theo một bản báo cáo được công bố tuần qua, Mỹ vẫn chưa thể khai thác được tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi. Bản báo cáo này đòi hỏi Mỹ cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc phát triển điện gió ngoài khơi Đại Tây Dương.
-
Trong khi việc xây dựng các dự án thủy điện mới đang gây tranh cãi thì tại miền Trung, một nhà máy năng lượng âm thầm mọc lên với những cánh quạt kỳ vĩ bên bờ biển xanh, hút lấy nguồn gió thổi vào từ đại dương bao la. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Trước mắt, khoảng cuối năm nay, phương án về mức giá bán điện gió, sau bao lần tranh luận, sẽ được trình Chính phủ ban hành, có thể đạt 8 cent/kWh. Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, cho biết Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ ngành để tìm nguồn hỗ trợ nhằm cân đối và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về giá để có thể phát triển được điện gió cũng như các loại năng lượng tái tạo khác.
-
Thời điểm cuối năm nay, Google tiếp tục thực hiện một dự án đầy tham vọng có tên là "The Atlantic wind collection", tạo ra mạng lưới cáp ngầm dưới lòng biển để kết nối, thu nguồn điện tạo ra từ các turbin gió ở ngoài khơi.