-
Nhà máy thủy điện Suối Sửu 2 do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng A Châu đầu tư, xây dựng với tổng vốn trên 40 tỷ đồng.
-
Nhằm bảo vệ môi trường Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã quan tâm đầu tư, phát triển công nghệ sạch. Gần đây Công ty cổ phần vận tải dầu khí Đông Dương đã đi tiên phong triển khai thành công đoàn xe ta-xi chạy bằng khí ga trên địa bàn TP Hà Nội.
-
Lần đầu tiên tỉnh Bạc Liêu có một dự án xây dựng quy mô lớn với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Dự án này cung cấp trên 300 triệu KW điện mỗi năm.
-
Ông Hoàng Văn Phi, trưởng nhóm kiểm toán năng lượng, Trung tâm thí nghiệm điện cho biết “Sau khi khảo sát, đo và phân tích dữ liệu đơn vị kiểm toán năng lượng đã tìm ra 5 giải pháp tiết kiệm cho công ty bao gồm cả giải pháp có thể thực hiện ngay do chi phí thấp và những giải pháp đòi hỏi mức đầu tư lớn. Tiềm năng tiết kiệm của các giải pháp là trên 5 nghìn Kwh/năm và khoảng 630 tấn nhiên liệu tương đương với trị giá thành tiền xấp xỉ 5 tỷ đồng với mức thời gian hoàn vốn trên 1 năm”.
-
Tiếp theo làn sóng thu mua và sáp nhập (M&A) rầm rộ tại Mỹ trong thời gian qua, ngày 31/8 tập đoàn khai thác năng lượng hạt nhân Exelon lớn nhất của Mỹ cho biết sẽ mua lại công ty phong điện Deere & Co với giá khoảng 860 triệu USD.
-
Với 10 giải pháp được tìm thấy ước tính mỗi năm Nhà máy nước khoáng Phú Sen có thể tiết kiệm khoảng 530 triệu đồng từ việc giảm chi phí điện và than. Theo tính toán của các chuyên gia kiểm toán năng lượng, thực hiện tất cả các giải pháp Nhà máy phải đầu tư khoảng 830 triệu đồng, chỉ sau 1,5 năm có thể hoàn lại vốn.
-
Được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu năm 2010 Công ty CP Tiến Thành đã được lựa chọn thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tiềm năng giảm chi phí năng lượng tại đây là khá lớn. Thông qua 11 giải pháp mà nhóm kiểm toán năng lượng thuộc Trung tâm thí nghiệm điện đề xuất, dự tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 1 tỷ đồng/năm với mức đầu tư chỉ khoảng 750 triệu đồng. Như vậy, nếu mạnh dạn đầu tư chỉ sau hơn 7 tháng doanh nghiệp đã có thể thu hồi vốn, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn rõ rệt.
-
Việc đầu tư của Tập đoàn Blackstone là một quyết định đúng trong thời điểm cuộc cách mạng năng lượng mặt trời sắp xảy ra trước sự xuất hiện của chương trình mục tiêu quốc gia về năng lượng mặt trời, dự kiến đến năm 2022 sẽ lắp đặt được 20.000 MW công suất điện năng lượng mặt trời.
-
Với các cao ốc mới, việc tiết kiệm năng lượng thường được chủ đầu tư tính toán ngay từ khâu thiết kế. “Chuẩn bị lên bản vẽ toà nhà Green Power (mới khánh thành vào ngày 5.8.2010), chúng tôi có hẳn một đề tài khoa học thiết kế sao cho toà nhà vận hành một cách tiết kiệm nhất về năng lượng”, ông Phạm Quốc Bảo, phó tổng giám đốc tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết.
-
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công tư vấn và Tiết kiệm năng lượng thuộc Sở Công Thương Phú Thọ, Công ty CP Nhôm Sông Hồng (trực thuộc Tổng công ty Sông Hồng – Bộ xây dựng) đang triển khai đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng, bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả.
-
Nhà máy Beleluane đặt tại tỉnh Maputo đã được khởi công. Nơi đây sẽ sản xuất thiết bị của tấm thu năng lượng mặt trời. Vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy này ước tính vào khoảng 10 triệu USD.
-
Trong nỗ lực nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng thay thế như sức gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học, Australia đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất điện bằng sức gió (nhà máy phong điện) lớn nhất Nam bán cầu vào năm 2013.
-
Để đạt được mục tiêu tăng cơ cấu sử dụng năng lượng tái tạo đạt 5% vào năm 2015, vấn đề then chốt là có công nghệ tiên tiến, có chi phí hợp lý, có chính sách hỗ trợ thích hợp, khuyến khích các nhà đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để giảm dần chi phí sản xuất năng lượng tái tạo, về lâu dài có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.Trang thông tin điện tử tietkiemnangluong.com.vn đã cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng sau khí thực hiện kiểm toán, ước tính doanh nghiệp có thể tiết kiệm trên 213 nghìn Kwh điện/năm; Than là 38,5 tấn/năm; Giảm đáng kể lượng gas, xăng và dầu DO; Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời sẽ tiết kiệm cho công ty giảm chi phí nhiên liệu trên 41 triệu đồng/năm. Dự tính với mức chi phí đầu tư 1,4 tỷ đồng, mỗi năm doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 425 triệu đồng, thời gian để thu hồi vốn là trên 3 năm.
-
Theo các chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực năng lượng xanh, trước hết là vì chính phủ nước này đã đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ.
-
Qua phân tích từ đơn vị thực hiện kiểm toán năng lượng, biện pháp giảm tổn thất nhiệt ở khu vực lò nung bằng cách thay lớp gạch vỏ lò mức chi phí cũng cần tới trên 130 triệu đồng, sau gần 2 năm doanh nghiệp có thể thu hồi số vốn ban đầu.Ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi lắp 1 thiết bị Powerboss PBI 280 cho động cơ cán thô và 1 thiết bị Powerboss PBI 220 cho động cơ cán tinh là khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ tương đương trên 155 nghìn Kwh/năm tức trị giá khoảng 160 triệu đồng. Với giải pháp này doanh nghiệp phải đầu tư trên 283 triệu đồng.
-
Để giảm chi phí bằng cách tiết kiệm năng lượng và góp phần vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch , từ tháng 9/2008, nhà máy đã tiến hành thực hiện đánh giá SXSH và đề xuất 22 giải pháp SXSH, trong đó, 17 giải pháp quản lý nội vi, cải tiến, 2 giải pháp thay đổi thiết bị, 3 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng. Đến nay, nhà máy đã thực hiện 15 trên tổng số 22 giải pháp với tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng.
-
Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng và nhà ở tại Cộng Hòa Litva nằm trong số các dự án đầu tiên được Ngân hàng thế giới tài trợ để đối phó với thách thức và nâng cao hiệu quả năng lượng cho các khu dân cư cao tầng thông qua các chính sách tín dụng dành cho các chủ đầu tư.
-
Tổng hợp các giải pháp, mỗi năm công ty sản xuất nước đá Chí Thành có thể tiết kiệm khoảng 270 nghìn KWh tương đương với mức tiết kiệm 241 triệu đồng. Ước tính mức vốn đầu tư cần ban đầu là 113 triệu đồng, sau chưa đầy 6 tháng có thể hoàn toàn thu hồi.
-
Vùng Poitou-Charentes, một trong 22 vùng của nước Pháp, vừa thông qua dự án phát triển năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp 30% nhu cầu về năng lượng từ nay đến năm 2020, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9,5 tỷ euro