Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:17 GMT+7

“Gạch sống”: hướng ngành xây dựng đến tương lai không phát thải

13/04/2020

“Gạch sống” (Living concrete) hay gạch LI, có khả năng hấp thụ độc tố, biết quang hợp, hấp thụ CO2..., nhưng vẫn giữ được độ cứng như các loại gạch thông thường.

Mẫu "gạch sống". Nguồn ảnh: sciencefocus.com

Đây là hướng đi mới của các kỹ sư Đại học Colorado Boulder (UCB). Hiện nhóm nghiên cứu đang phát triển và thử nghiệm một loại gạch đặc biệt, được ví là “gạch sống” (Living concrete) hay gạch LI, có khả năng hấp thụ độc tố, biết quang hợp, hấp thụ CO2..., nhưng vẫn giữ được độ cứng như các loại gạch thông thường.

Nghiên cứu được đăng trên trang công nghệ Sciencefocus (SFC).

Điểm đặc biệt của gạch LI trong hỗn hợp nguyên liệu cấu tạo nên loại gạch này có khuẩn lam (cyanobacteria). Loại khuẩn này được trộn vào hỗn hợp cát và hydrogel  để tự hô hấp và sinh sản trong môi trường hỗn hợp gạch. 

Nhờ quang hợp và hấp thụ carbon dioxide để tồn tại nên nó tạo ra hợp chất calcium carbonate, giống thành phần chính của xi măng, rắn như xi măng, khó bị vỡ. 

Đây cũng chính là lý do gạch LI có tên là “gạch sống”.

Hydrogel chứa độ ẩm và chất dinh dưỡng cho phép vi khuẩn sinh sản và khoáng hóa, một quá trình tương tự như sự hình thành của vỏ sò trong đại dương.

Theo Giáo sư Wil Srubar, trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu sống của UCB, nếu cắt một nửa viên gạch ra, nó sẽ tự sinh sôi thêm phần mới nhờ vi khuẩn mà không cần không khí ẩm để phát triển.

Gạch LI thậm chí có thể “nung” ngay tại chỗ, loại bỏ công đoạn xử lý tốn kém và gây ô nhiễm.

Với tiềm năng này, gạch LI được kỳ vọng đưa ngành xây dựng tiến gần hơn tới tương lại không phát thải nhờ loại bỏ đáng kể lượng khí thải xây dựng vàcác công đoạn xử lý tốn kém, gây ô nhiễm.

Trường Giang