Thứ năm, 25/04/2024 | 09:13 GMT+7

Sử dụng chất thải thực vật trong sản xuất xăng sinh học

21/02/2014

Các chuyên gia thuộc Đại học California, đứng đầu là GS. Mark Mascal đã sử dụng axit levulinic thường được sử dụng cho các loại máy móc hay trong một quá trình sản xuất để tạo ra biogasoline (xăng sinh học).

Ngày nay, hầu hết mọi người đều trang bị cho mình những kiến thức về khái niệm dầu diesel sinh học - loại nhiên liệu diesel được sản xuất từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật, khác hẳn với những loại dầu truyền thống với đặc điểm ít thân thiện với môi trường và hệ sinh thái. Dầu diesel sinh học luôn là sự lựa chọn hoàn hảo đối với những loại phương tiện giao thông chạy bằng diesel, nhưng không dùng được cho những phương tiện chạy bằng gaz.

333d26131_pklinh_biogasoline.jpg
 
Dầu diesel, cả loại thông thường và sinh học, được tạo thành từ các hợp chất hydrocarbon không no. Đó là những chuỗi hydrocarbon có cấu trúc mạch thẳng dài bao gồm các nguyên tử carbon, khác với những chuỗi ngắn phân nhánh (hydrocarbon nhánh) - đây là công thức cấu tạo nên xăng. Thông thường, chất thải thực vật bao gồm cả chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất hữu cơ được phân thành nhiều nhóm hữu cơ khác nhau, trong đó có nhóm chất hữu cơ hydrocarbon với cấu trúc mạch thẳng dài, tuy nhiên, chất thải thực vật lại không được sử dụng để chế xuất hợp chất hydrocarbon phân nhánh, do đặc điểm dễ bay hơi của xăng.
 
Trong một nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Đại học California, đứng đầu là GS. Mark Mascal đã sử dụng axit levulinic thường được sử dụng cho các loại máy móc hay trong một quá trình sản xuất để tạo ra biogasoline (xăng sinh học). Axit levulinic được dẫn xuất từ các loại vật liệu chứa hợp chất cellulose, chẳng hạn như các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như: thân cây ngô, rơm rạ hay chất thải thực vật khác.
 
Trong báo cáo về nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Angewandte Chemie, các chuyên gia cho biết, các loại phụ phẩm nông nghiệp trên không phải xử lý bằng phương pháp lên men, bên cạnh đó, quy trình xử lý để sản xuất nhiên liệu không tốn kém. Đại học California đã được cấp bằng sáng chế cho quy trình công nghệ này.
 
Theo www.gizmag.com