Thứ bảy, 18/05/2024 | 20:39 GMT+7

Stockholm - “Thủ đô xanh nhất châu Âu”

27/02/2013

Một trong những thành công của thành phố này giúp đem lại danh hiệu “Thủ đô xanh nhất châu Âu” là bài học tận dụng nguồn năng lượng sạch và xây dựng hệ thống giao thông thông minh.

Năm 2010, Stockholm - Thủ đô của Thụy Điển đã giành được danh hiệu “Thủ đô xanh nhất châu Âu” do Ủy ban châu Âu phong tặng. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng biết là vào những năm 1950 và 1960, khi ấy Thụy điển cũng đầy ô nhiễm như các quốc gia công nghiệp khác. Khi đó, hầu hết các khu dân cư được sưởi ấm bằng nhiên liệu than, sau đó đến dầu đun và kết quả là toàn bộ Stockholm tràn ngập trong màu xám xịt, đặc biệt trong mùa đông.

Cho đến khi trải qua một quá trình đô thị hóa, Stockholm bắt đầu xây những khu đô thị mới. Những khu đô thị mới được mọc lên dựa trên lý thuyết là tôn trọng thiên nhiên, mang lại cuộc sống chất lượng cao theo đúng nghĩa cho người dân…Một trong những thành công của thành phố này giúp đem lại danh hiệu “Thủ đô xanh nhất châu Âu”  là bài học tận dụng nguồn năng lượng sạch và xây dựng hệ thống giao thông thông minh.

Sử dụng năng lượng sạch

Mục tiêu mà chính quyền Stockholm đề ra đến năm 2050 là “toàn bộ năng lượng sử dụng sẽ là năng lượng tái tạo”. Hiện tại, 80% hộ gia đình ở đây đã được kết nối với hệ thống sưởi chung của khu phố và 83% năng lượng dùng cho việc sưởi ấm là năng lượng sạch.
 90c33b30c_tg24.jpg

Theo chính quyền Stockholm, cho biết giai đoạn kế tiếp mà thành phố thực hiện sẽ là giảm lượng khí thải xuống còn 3 tấn vào năm 2050, tuy hiện nay con số đó là 3,4 tấn đã ở mức đạt theo chuẩn châu Âu và vượt xa so với ở Hoa Kỳ.

Hệ thống giao thông thông minh

Stockholm có hệ thống giao thông vận tải thông minh. Chính quyền thành phố đã chi 500 triệu USD để xây dựng hệ thống thu phí giờ cao điểm nhằm hạn chế ách tắc. Việc thu thuế cầu đường và giao thông trong thành phố đã giúp giảm 20% lưu lượng xe cá nhân trong vòng 4 năm, giảm 30-50% thời gian đi lại và giảm 10-14% lượng khí thải carbon. Lượng carbon thải ra ở Stockholm hiện thấp nhất châu Âu.

77% lượng xe ra vào Thủ đô là phương tiện giao thông công cộng. Gần đây, hệ thống giao thông dành cho người đi xe đạp còn tiện lợi hơn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho vấn đề di chuyển nên số lượng người dân di chuyển bằng xe đạp đã tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. 50% người dân đã có thói quen sử dụng xe điện ngầm và có đến 50% xe buýt chạy bằng năng lượng tái tạo.

Lê My Theo businessgreen.com