-
Liên doanh mới - bắt đầu vào hoạt động từ tháng 1/2011 với tỷ lệ góp vốn Hitachi 50%, Mitsubishi Heavy và Mitsubishi Eletric 50% - sẽ tập trung vào các lĩnh vực tiếp thị, lắp đặt vào bảo trì sau lắp đặt hệ thống thủy điện, cũng như thiết kế và phát triển các thiết bị sử dụng trong nhà máy thủy điện như tuabin thủy lực, máy phát điện, hệ thống điều khiển.
-
Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.
-
Lời khuyên khi thiết kế mạng cung cấp điện là: Nên làm một CB riêng cho các ổ cắm khu vực lắp đặt đồ điện tử gia dụng như phòng khách, phòng ngủ. Nếu ra khỏi nhà, tốt hơn hết nên ngắt hẳn nguồn điện, vừa tiết kiệm vừa an toàn
-
Công ty cổ phần năng lượng Tân Tạo (TEC) hôm 29-6 tại Bắc Kinh đã ký với Công ty China Huadian Engineering (CHEC) của Trung Quốc hợp đồng thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng công trình (EPC) cho dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1
-
Hiện nay, pin mặt trời hiệu suất cao chỉ được dùng cho các thiết bị ngoài vũ trụ vì chi phí rất lớn. Trường đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, với 1,2 triệu euro tiền tài trợ từ chính phủ, muốn phát triển loại pin mặt trời giá rẻ hiệu suất cao. Họ hình dung rằng, pin mặt trời của họ sẽ có hiệu suất 65%, vượt xa cả hiệu suất của các vệ tinh.
-
Các sinh viên đại diện cho 17 trường đại học trên toàn thế giới đã tham dự cuộc thi thiết kế và xây dựng ngôi nhà hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời vào ngày thứ 6 tại Madrid. Cuộc thi Mười môn phối hợp (Solar Decathlon Europe), với sự tham gia của các nhà thiết kế và kỹ sư ở lứa tuổi sinh viên, sẽ kết thúc ngày 27/6 và ban giám khảo sẽ công bố 3 người thắng cuộc.
-
Khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến những vấn đề môi trường, các công ty và các kiến trúc sư cũng bắt đầu nghĩ đến những ý tưởng về bãi đậu xe dùng năng lượng sạch. Những bãi đậu xe này được trang bị các tấm pin sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cung cấp điện để hoạt động và chiếu sáng. Sau đây là những mẫu ý tưởng bãi đậu xe dùng năng lượng mặt trời độc đáo đã được các nhà thiết kế đưa ra.
-
Physalia là một kết cấu kết hợp giữa một tòa nhà và một chiếc thuyền. Mẫu thiết kế này được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut giới thiệu mới đây với mục đích dùng để chu du qua tất cả các con sông ở châu Âu, tái sinh các dòng sông chết. Con tàu bằng nhôm khổng lồ này có khả năng biến nước bẩn thành nước có thể uống được. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn lượng nó đã tiêu thụ.
-
Lấy cảm hứng từ hoa loa kèn, các kiến trúc sư Trung Quốc đã thiết kế một tòa tháp hình bông hoa với độ cao 140 m. Tòa nhà này sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, bền vững trong kiến trúc.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
Chiếc thuyền buồm sử dụng nhiên liệu mặt trời-diesel đã được thiết kế bởi công ty công nghệ Úc Solar Sailor sẽ được trang bị một cánh buồm lớn với các tấm pin quang điện. Chiếc phà Suntech-Guosheng đảm nhận công việc vận chuyển hành khác sang sông Hoàng Phố bên cạnh triển lãm quốc tế Thượng Hải.
-
Ananya Tantia sinh viên ngành thiết kế công nghiệp trường Rhode Island cùng với Erin Knowlton đã đưa ra mẫu thiết kế một sân chơi rất thú vị, có thể tạo ra năng lượng điện từ những trò chơi quen thuộc với thiếu nhi như đu quay, zip line, bập bênh, cầu trượt. Mỗi trò chơi đều được gắn một hệ thống mô tơ. Khi chơi, trẻ tạo ra lực làm quay roto bên trong mô tơ, sinh ra dòng điện. Dòng điện này có thể dùng để thắp sáng trường học, sân chơi ngoài trời, thậm chí cả hệ thống đèn chiếu sáng đường phố.
-
Công ty công nghệ Kiwi Choice của Canada vừa qua đã giới thiệu một loại sạc năng lượng mặt trời mới dành cho các thiết bị di động có tên U-Powered. Thiết kế của sạc khá đặc biệt gồm 3 tấm quang điện xòe ra hình nan quạt, tích hợp 1 nguồn pin 2000mAh mạnh mẽ có thể sạc lại hơn 1 nghìn lần, 4 đèn LED báo mức độ sạc, 1 đèn flash LED và chân từ tính để đặt lên bề mặt kim loại. Ngoài ra, sản phẩm cũng kèm theo 11 đầu sạc tương thích nhiều thiết bị khác nhau
-
Ấn Độ đang thiết kế loại lò phản ứng hạt nhân mới (AHWR300-LEU) có độ an toàn cao, cho phép giảm bớt đáng kể quy mô hạ tầng kỹ thuật ở các nước đang phát triển, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu và dễ dàng hơn trong việc tháo dỡ chất thải phóng xạ.
-
Ý tưởng của MIT đã được trình lên NASA vào tháng Tư như là một phần của hợp đồng nghiên cứu trị giá 2,1 triệu đô la nhằm tìm cách nâng cao hiệu quả của máy bay trong tương lai.Dòng D “thân kép” là một thiết kế tiềm năng có thể kế tục loại máy bay trung bình và ngắn 737 của Boeing trong khi dòng H “thân cánh hỗn hợp” được nghiên cứu nhằm thay thế cho Boeing 777 với 300 ghế.
-
Sử dụng phần mềm, học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, thu và lồng tiếng. Phần mềm được hoàn thiện từ phản hồi của học sinh, giáo viên các trường THPT cũng như những ý kiến góp ý của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia môi trường hàng đầu.
-
Ngày 02/06 vừa qua, tại Hà Nội, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Kỹ thuật và Công nghệ Đông Nam Á (AAET) đã tổ chức Cuộc thi “Thiết kế Ngôi nhà xanh thân thiện với môi trường có chi phí tiết kiệm nhất cho người thu nhập thấp” (AAET ESTI) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu
-
Một khách sạn 188 phòng, công suất phòng 70% nhưng một tháng chỉ đóng có 170-200 triệu đồng tiền điện, trong khi khách sạn tương đương phải đóng tới 300 triệu đồng. Bí quyết nằm ở cách thiết kế, ứng dụng công nghệ “thông minh” vào tòa nhà
-
Theo thỏa thuận, Apollo sẽ đầu tư 60 triệu NDT (tương đương 8,75 triệu đô la Mĩ) để xây dựng nhà máy điện quang điện mẫu2 MW và sẽ chịu trách nhiệm xây dựng toàn bộ dự án, bao gồm cả các khâu quy hoạch, thiết kế, xây lắp của trạm năng lượng mặt trời . Trạm quang điện mẫu2MW dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010.
-
Đề tài khoa học của ông mang tên “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá phục vụ đời sống,” đã được nghiệm thu tại Đại học Đà Nẵng và được đánh giá cao. Sau hơn một năm thử nghiệm, phó giáo sư đã chế tạo thành công hệ thống thiết bị làm lạnh sử dụng năng lượng thác nước và dòng chảy tự nhiên để sản xuất nước đá cho một số hộ dân ở Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế).