Thứ sáu, 01/11/2024 | 20:35 GMT+7

Kỷ lục máy bay không người lái dùng quang năng

19/07/2010

Chiếc máy bay không người lái này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và dưới sự nghiên cứu của hãng QinetiQ. Dẫn lời người quản lý dự án là Jon Saltmarsh, hãng BBC cho biết Zephyr được thiết kế với khả năng bay không ngừng trong 2 tuần lễ. Thiết bị bay không người lái dùng quang năng được kỳ vọng cho rất nhiều ứng dụng trong tương lai ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.

Zephyr, máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời, đã cất cánh từ căn cứ quân sự Yuma (Arizona, Mỹ) vào lúc 6 giờ 40 phút (giờ địa phương) ngày 9.7.2010 và cho đến 13 giờ 40 phút (GMT) ngày 16.7.2010 vẫn còn tiếp tục hoạt động trên bầu trời. Theo BBC, Zephyr đã có thời gian hoạt động liên tục dài hơn 5 lần so với kỷ lục mà Liên đoàn hàng không thế giới đã ghi nhận trước đây.

Chiếc máy bay không người lái này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và dưới sự nghiên cứu của hãng QinetiQ. Dẫn lời người quản lý dự án là Jon Saltmarsh, hãng BBC cho biết Zephyr được thiết kế với khả năng bay không ngừng trong 2 tuần lễ.

zephyr_solar_powered_aiplane_1.jpg

Thiết bị bay không người lái dùng quang năng được kỳ vọng cho rất nhiều ứng dụng trong tương lai ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.  Chẳng hạn như vệ tinh nhân tạo quỹ đạo thấp có thể quan sát trên diện rộng đối với bề mặt trái đất, nhưng tốc độ của nó quá cao nên thông tin ghi nhận không được chi tiết. Trong khi đó, máy bay không người lái làm tốt hơn ở mức độ chi tiết nhưng lại có thời gian hoạt động không dài, chúng phải thường xuyên trở lại căn cứ để nạp năng lượng. Vì vậy, Zephyr là một sự đột phá đối với khả năng trinh sát từ không trung.

Thực ra Zephyr có nhiều phiên bản khác nhau. Phiên bản mới nhất đang bay trên trời có hiệu quả cao hơn 50% so với “tiền nhiệm”. Nó sở hữu sải cánh dài 22,5 m với các tế bào quang năng gắn trên đó và sự cải tiến đáng kể đối với hai đầu cánh.

Theo BBC thì kỷ lục được ghi nhận trước đây đối với thiết bị bay không người lái là 30 giờ 14 phút, được thực hiện bởi Robot Global Hawk, thua xa những gì mà Zephyr đang thực hiện. Điều đáng chú ý là lúc Zephyr cất cánh lại không có nhân chứng của Liên đoàn hàng không quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, các dữ liệu mà Liên đoàn hàng không quốc tế cần có đã được các nhà chức trách cung cấp đầy đủ.

Theo Báo Thanh Niên