Thứ sáu, 01/11/2024 | 20:39 GMT+7
Sinh khối dưới dạng phụ phẩm qua công nghệ ép viên tạo thành viên nhiên liệu. Dưới tác dụng của nhiệt, viên nhiên liệu trở thành dạng chất đốt sạch, nhiệt trị cao, có thể sử dụng làm chất đốt cho nhiều loại lò công suất vừa và nhỏ hoặc sử dụng trực tiếp phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình.
Tiềm năng đa dạng
Với lợi thế là đất nước nông nghiệp, hàng năm Việt Nam có tiềm năng sinh khối
đáng kể từ những sản phẩm thừa trong quá trình chế biến nông, lâm sản như rơm
rạ, trấu, mùn cưa, bã mía,…và một số chất thải nông nghiệp khác.
Cụ thể, mỗi năm nguồn sinh khối trấu của nước ta khoảng 100 triệu tấn, mùn cưa
250 triệu tấn, vỏ lạc 4,5 triệu tấn, vỏ hạt điều, bã mía, gỗ vụn khoảng 400
triệu tấn. Trong đó, phụ phẩm trấu tập trung chủ yếu tại Đồng bằng Sông Cửu
Long, Đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải
Không chỉ góp phần giải quyết bài toán năng lượng, môi
trường trong nước, việc mở rộng sản xuất viên nhiên liệu còn là cơ hội để nông nghiệp
Việt
TS. Nguyễn Tường Vân, Viện trưởng viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nông nghiệp – RIAM, đơn vị ứng dụng thành công công nghệ ép viên phụ phẩm tại Việt Nam cho biết “ Mặc dù với ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng song viên nhiên liệu từ phế phẩm hứa hẹn mở ra thị trường lớn, góp phần giảm gánh nặng năng lượng quốc gia vừa đem lại hiệu quả tích cực về môi trường. Thị trường viên nhiên liệu khi được chú trọng và phát triển mạnh sẽ đưa nền nông nghiệp nước ta từng bước công nghiệp hóa”.
Còn nhiều trở ngại
Theo ông Vân, viên nhiên liệu có rất nhiều ưu điểm như thể tích nhỏ gọn, thuận
tiện cho việc bảo quản và vận chuyển. Do có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật nên
đây còn là nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường, góp phần cân bằng lượng CO2
trong khí quyển. Với công nghệ ép viên hiện đại, tuân theo công trình nghiêm
ngặt, viên nhiên liệu do RIAM sản xuất có nhiệt trị khá cao (từ 3.800 đến 4.500
kCal/kg) nên có thể thay thế được than với giá rẻ hơn từ 40 - 50%.
Kiểm định chất lượng các mẻ viên nhiên liệu thử nghiệm
Với nguồn phế phẩm dồi dào như ở nước ta cộng với công nghệ ép viên không mấy
phức tạp, hoàn toàn có thể sản xuất đại trà thì lợi nhuận nếu phát triển thị
trường viên nhiên liệu là rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường
này vẫn còn khá “ chìm” là bởi nhiều nguyên nhân như nhận thức của người tiêu
dùng, khó khăn từ phía doanh nghiệp và còn thiếu chính sách phát triển từ phía
Nhà nước.
Ông Vân cho biết, một vài doanh nghiệp quan tâm muốn đầu tư
vào thị trường viên nhiên liệu song nếu đầu tư lớn thì khó khăn về vốn mà đầu tư
nhỏ thì hiệu quả không cao. Từ năm 2007, BP đã triển khai chương trình phát triển
viên nhiên liệu tại 5 quốc gia là Ấn độ, Trung quốc, Indonesia, Nam phi và Việt
nam mang tên Emerging Consumer Market – ECM song dự án này nhanh chóng dừng lại
bởi suy thái kinh tế toàn cầu cuối năm 2008.
Hiện tại trong nước một vài doanh nghiệp cũng đã tham gia vào thị trường phát triển viên nhiên liệu song quy mô nhỏ hẹp, chưa đủ sức lan rộng. Đại diện Công ty TNHH Tiên Phong- một doanh nghiệp tiếp quản mô hình dự án của BP tại Việt Nam cho biết “Với chương trình triển khai thí điểm tại 2 tỉnh là Hưng Yên và Long An chúng tôi nhận thấy đa phần người tiêu dùng đều đón nhận tích cực sản phẩm viên nhiên liệu bởi những lợi ích mà nó mang lại như giá hợp lý, không gây hại cho sức khỏe. Khó khăn lớn nhất của chúng tôi bây giờ là vấn đề cung cấp nhiên liệu bởi phụ phẩm rải rác, khó tập trung mà chi phí vận chuyển lớn.”
Đối với những thị trường xuất khẩu tiềm năng, viên phụ phẩm của Việt Nam hiện
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa có sự phân loại chặt chẽ phụ phẩm ở khâu
chế biến.
Để giải quyết bài toán mở rộng thị trường cho viên nhiên liệu từ phụ phẩm nông
nghiệp, góp phần giảm bớt gánh nặng cho các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô
nhiễm môi trường, theo ông Vân ngoài việc tích cực tuyên truyền để người dân
hưởng ứng sử dụng viên nhiên liệu thay thế thì vấn đề then chốt nằm ở phía Nhà
nước cần hỗ trợ kịp thời đưa ra những chính sách khuyến khích phù hợp để doanh
nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư.
Trần Linh