-
Là DN nhà nước được thành lập từ năm 1980, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, trường học và bệnh viện, đến nay, sau 30 năm hoạt động, các sản phẩm của Công ty Xuân Hòa không chỉ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn hướng tới tiêu chí sản phẩm tiêu dùng bền vững thông qua việc áp dụng thành công ISO 9001:2000, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và tháng 1/2009 chuyển đổi thành công hệ thống quản lý chẩt lượng và môi trường theo phiên bản mới.
-
Ngày 15/10, Tập đoàn GE (Mỹ) đã chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất máy tuabin gió phát điện đầu tiên tại Việt Nam (thuộc Công ty GE Energy) sau gần một năm ruỡi xây dựng tại Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng.
-
Một trong những mục tiêu hành động cơ bản của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất.
-
Theo Rick Bergholz, chủ sở hữu TAPC – một công ty tại Wisconsin chuyên sản xuất và bán các hệ thống kiểm soát giao thông thân thiện với môi trường, những hoạt động kinh doanh loại đèn chạy bằng năng lượng mặt trời đã được khai phá.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
Các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Khoa học quốc gia Australia (CSIRO) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc sản xuất các tấm pin quang điện để biến ánh sáng mặt trời thành điện năng theo kỹ thuật in ấn.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Bên cạnh việc phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống như sản xuất thép; sản xuất giấy; sản xuất gạch thủ công..., vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất tại các làng nghề cũng đang được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh giải quyết triệt để.
-
Dự án “mặt trời nhân tạo” sản xuất nguồn năng lượng sạch và an toàn có thể sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào những nguồn nhiên liệu đang cạn kiệt dần trên trái đất. Trụ sở nghiên cứu dự án “mặt trời nhân tạo” nằm bên ngoài thành phố Toki thuộc tỉnh Gifu, Nhật Bản. Nếu thành công, dự án khoa học này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mọi cư dân trên trái đất.
-
Báo cáo của 2 hãng cho biết: “ Pin nhiên liệu hyđro mới được sản xuất tương thích với toàn bộ các mẫu xe của hãng Pedego.Chiếc pin nặng chỉ gần 700g này có khả năng tạo ra 700 Wh điện năng trong khi loại pin liti cũ nặng hơn 3kg chỉ tạo được khoảng 350 Wh.
-
Kỹ sư Nguyễn Đình Phương, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Chất lượng, Công ty CP que hàn điện Việt Đức đã nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm que hàn từ nguyên liệu phế thải, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, lại góp phần giảm thải ra môi trường.
-
45 đề tài và 16 dự án sản xuất thử nghiệm vừa được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt là các nhiệm vụ KH-CN cấp nhà nước và cấp kinh phí thực hiện trong năm 2011. Trong đó, dự án động cơ điện bằng ánh sáng được đầu tư tới 4 tỷ đồng.
-
Các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu cách sản xuất các tấm pin mặt trời bằng cách “in” các đơn vị quang điện biến quang năng thành điện năng lên đế polyme và tạo ra những thay đổi lớn trong việc sử dụng điện mặt trời.
-
Các học viên Việt Nam tham gia khóa tập huấn về TKNL tại Nhật Bản (ECVN7) bắt đầu chương trình tham quan thực tập tại Công ty Cổ phần Sumikin Management, thuộc Kashima, tỉnh Chiba của nước Nhật. Sumikin Management là một công ty con của Công ty Sumitomo Metals (SMI) – doanh nghiệp sản xuất thép lớn hàng đầu tại Nhật Bản.
-
“Sẽ triển khai lắp đặt thêm 500 cụm máy sản xuất điện năng bằng biogas trên toàn quốc” là số liệu được đưa ra tại Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vể môi trường ở nông thôn” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức vào sáng 3/10 tại Đà Nẵng.
-
Nhà máy đặt tại miền nam Brazil, được đánh giá là “nhà máy tiên phong” trong lĩnh vực sản xuất nhựa từ ethanol từ cây mía.
-
Hàng triệu nông dân ở Indonesia có thể hưởng lợi từ một loại bếp gas đơn giản bằng cách đun nấu thức ăn từ công nghệ biến khí gas từ vỏ trấu. Vỏ trấu là phế thải có rất dồi dào tại đảo quốc này, nơi mà trung bình một năm sản xuất ra khoảng 58 triệu tấn gạo.
-
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã phát triển một thiết bị năng lượng mặt trời dạng keo nước - gọi là “lá nhân tạo” - có khả năng hoạt động như pin mặt trời tạo ra dòng điện. Các thiết bị này được đánh giá là nhiều tiềm năng tiết kiệm chi phí và thân thiện hơn với môi trường.
-
Một trong những quốc gia lớn nhất ở Trung Mỹ , Guetemala, đang có kế hoạch sản xuất 60% lượng điện năng từ thuỷ điện và địa nhiệt đến năm 2022. Với lộ trình này, đê xây dựng các nhà máy địa nhiệt, chính phủ sẽ phải hỗ trợ thuế cho các trang thiết bị và nhà chức trách phải yêu cầu các nhà phân phối mua phần lớn năng lượng sạch