Thứ năm, 07/11/2024 | 05:32 GMT+7

4 tỷ đồng biến ánh sáng thành... điện năng

06/10/2010

45 đề tài và 16 dự án sản xuất thử nghiệm vừa được Bộ Khoa học – Công nghệ phê duyệt là các nhiệm vụ KH-CN cấp nhà nước và cấp kinh phí thực hiện trong năm 2011. Trong đó, dự án động cơ điện bằng ánh sáng được đầu tư tới 4 tỷ đồng.

Nguồn năng lượng vô tận


TS. Nguyễn Thế Hùng – Viện Vật lý (Viện KH-CN Việt Nam) cho biết việc chuyển đổi năng lượng từ quang năng thành điện năng, nhiệt năng có thể thực hiện được và nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.


Tuy nhiên đây là lần đầu tiên một nhà khoa học trong nước nghiên cứu thành công loại máy phát điện này. Khó khăn trong vấn đề nghiên cứu là đưa nó vào ứng dụng trong thực tế, khi đó phải đặt vấn đề là hiệu suất sử dụng của thiết bị bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại. Nói chung, về mặt nhiệt năng, phải qua một bước trung gian, hiệu suất sẽ giảm đi.


Dongcoanhsangjpg-111734.jpg


Máy phát điện bằng ánh sáng thử nghiệm tại Viện Vật lý


Cơ bản sản xuất điện năng từ ánh sáng đắt hơn so với pin mặt trời thế nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn đầu tư vào mảng năng lượng này là do ở đất nước đó có nhiều tiềm năng hay nói cách khác khu vực đó được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời hơn các nơi khác. Trong khi đó nguồn năng lượng này là vô tận cùng với việc sản xuất đại trà sẽ làm giảm giá thành của máy phát điện độc đáo này.


Tuy nhiên, năng lượng mặt trời có tính gián đoạn, chỉ có ban ngày và vào ngày nắng. tiềm năng bức xạ tại vùng đó, đất đai có hiệu quả trồng trọt hay đất bỏ hoang… kể cả về môi trường cảnh quan.


Máy phát điện bằng ánh sáng


Dự án nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời theo nguyên lý tích tản (động cơ chạy bằng ánh sáng) do TS Nguyễn Thế Hùng chủ trì bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Với số tiền 4 tỷ đồng, mục tiêu của dự án là thiết kế máy phát điện chạy bằng động cơ ánh sáng với công suất từ 1kW trở lên, thời gian thực hiện là 2 năm. Sau khi hoàn thành các động máy phát điện này sẽ được thử nghiệm lắp đặt trên một số đảo không có khả năng kéo lưới điện.


Máy phát điện bằng ánh sáng do TS Nguyễn Thế Hùng chủ trì một nhóm nghiêm cứu cách đây 2 năm. Máy hoạt động dựa theo nguyên lý hội tụ ánh sáng, năng lượng mặt trời chiếu vào gương, ánh sáng phản chiếu, hội tụ vào động cơ, làm nóng động cơ và hoạt động, biến năng lượng ánh sáng thành điện năng, cơ năng.


Theo tính toán, 1m2 kính lõm có thể thu nhiệt để sản sinh ra khoảng 1.300W. Hiệu suất sử dụng nguồn ánh nắng mặt trời của động cơ ánh sáng ở các nước tiên tiến thường đạt khoảng 30%. Như vậy, với hiệu suất 30%, lượng điện sản sinh từ 1m2 kính tương đương 400W. Với 100m2 kính có thể sản sinh lượng điện tương đương 40.000W. Đặc biệt, công nghệ này không tốn diện tích, có thể lắp đặt ở nhiều nơi, quy mô công suất tùy biến và không tốn mạng truyền dẫn, dễ vận hành và bảo dưỡng…


Theo Lao động