-
Điểm độc đáo đầu tiên của eCycle là động cơ diesel 219cc phun nhiên liệu trực tiếp. Ngoài ra, xe còn được lắp động cơ điện 8KW. Xe có thể đạt vận tốc tối đa 130km/giờ. eCycle có thể tăng tốc từ 0-100km/giờ trong vòng 6 giây.
-
Một đội nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở Albuquerque, New Mexico,đang phát triển một công nghệ cho phép tạo ra nguyên liệu để sản xuất các loại nhiên liệu nhân tạo từ những khí chứa cacbon. Hệ thống dựa trên cerium oxit này có thể biến đổi CO2 thành CO, và có thể chuyển nước thành khí H2.
-
Nếu nhiên liệu có thể được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên thì mọi loại cây cỏ hay chất thải động vật, nhiều loại rác có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học hoặc các dạng năng lượng sạch khác dùng trong công nghiệp hay cho ô tô.
-
Việc tiếp nhiên nhiệu cho các thiết bị không gian không phải là một vấn đề giản đơn, đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng mới có thể phòng tránh những tác hại đối với cơ thể bởi các loại nhiên liệu truyền thống không sạch sẽ.
-
Các nhà lập pháp tham dự Diễn đàn và Triển lãm về Hiệu quả năng lượng tại Washington tuần trước đã nhanh chóng chỉ ra những vấn đề của nhiên liệu hóa thạch, từ những vụ sập hầm ở các mỏ than đến vụ tràn dầu ở Vùng Vịnh.
-
Nếu một quốc gia có nguồn ngân sách khổng lồ nhưng tài nguyên đất đai hạn hẹp: vậy thì nguồn năng lượng tái tạo nào có tiềm năng lớn nhất? Giáo sư trường ĐH Rutgers, Clinton Andrews và các đồng nghiệp đã thử nghiệm một số ý tưởng và đưa ra những vấn đề gây bất ngờ. Họ vạch ra những giới hạn rõ ràng về một số công nghệ, đáng chú ý là nhiên liệu sinh học, rồi đưa ra kết luận rằng khó khăn lớn hơn cả đối với năng lượng tái tạo và đất đai là địa điểm được chọn khai thác năng lượng đặc biệt là đường truyền dẫn.
-
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch và nguyên liệu thô dần cạn kiệt, giá nguyên, nhiên liệu tăng... Ứng phó với tình trạng đáng lo ngại này không gì khác hơn là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ gió, nước và từ các nguồn địa nhiệt.
-
Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.
-
Dưới sự hướng dẫn của Yiannis Levendis, một giảng viên xuất sắc của khoa cơ khí và kỹ thuật công nghiệp, một nhóm các sinh viên năm cuối và sinh viên vừa tốt nghiệp đã phát triển một loại buồng đốt rác thải có thể biến loại nhựa không thể phân hủy thành nguồn nhiên liệu thay thế.
-
Tập đoàn Công nghệ Máy tính đa quốc gia IBM vừa phát minh một hệ thống đèn tín hiệu giao thông có thể giúp kiểm soát động cơ xe tại những nút giao thông đông đúc nhằm sử dụng hiệu quả nhiên liệu.
-
Phát hiện thú vị của các nhà nghiên cứu Trường đại học Michigan, Mỹ cho thấy, đun nóng vi tảo trong thiết bị đun cao áp có thể đẩy nhanh quá trình tạo dầu thô từ hàng triệu năm (trong tự nhiên) xuống vài chục phút.
-
Malaysia đã kêu gọi các công ty xăng dầu bù giá cho dầu diesel pha dầu cọ, được bán ra từ tháng Sáu tới, nhằm bắt đầu đưa loại nhiên liệu xanh này vào sử dụng sau bốn năm trì hoãn.
-
Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam) đã hoàn thiện mô hình lò nung gạch, gốm liên tục bốn buồng sử dụng công nghệ khí hóa trấu. Công nghệ mới này không những giúp các các lò gạch tận dụng được nguồn phế phẩm trấu nông nghiệp, mà còn giải quyết được triệt để mối nguy về ô nhiễm môi trường hiện nay.
-
Ông Yasuharu Igarashi, Phó Chủ tịch Cao cấp của Tập đoàn Toshiba, nói: “Chúng tôi đã quyết định đầu tư vào bí quyết sản xuất và công nghệ của Mỹ để sản xuất nhiều nhiên liệu urani hơn phục vụ cho thị trường năng lượng hạt nhân đang tăng trưởng.”
-
Việt Nam được xếp vào tốp 10 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới. Điều này cho thấy, nước ta có nguồn nông phụ phẩm rất phong phú và dồi dào. Và nếu nguồn nông phụ phẩm này được tận dụng để sản xuất nhiên liệu xanh thì đây sẽ lời giải hiệu quả nhất cho việc giảm thiểu ô nhiễm khí thải ở nước ta.
-
Nhiều năm nay, rất nhiều hãng như Toshiba, MTI đã nỗ lực quảng bá cho pin nhiên liệu vi sinh của mình nhưng dường như may mắn vẫn chưa mỉm cười với họ. Tuy nhiên Point Source đã làm nên sự khác biệt với 3 điểm chính. Đầu tiên, đó là thiết bị gần như không dùng tới chất đốt, trong khi pin nhiên liệu của Toshiba, MTI và một số hãng khác vẫn chạy bằng mê tan.
-
Ngày 25/5, tờ Thời báo Tài chính của Hà Lan đưa tin hãng sản xuất xe hơi hạng sang Daimler của Đức và hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản đang có kế hoạch cùng sản xuất pin nhiên liệu cho xe điện.
-
Trong khi nghiên cứu về quy trình tái chế rác thải, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã đưa ra một hướng đi mới để chế tạo nguồn nhiên liệu thay thế từ nguyên liệu đặc biệt là vỏ cam.
Mohammad Taherzadeh và nhóm nghiên cứu tại Khoa kỹ thuật, ĐH Boras, Thụy Điển đã từng thành công trong sản xuất ethanol và khí sinh học (biogas) từ nhiều lại chất thải khác nhau và hiện nay đang tập trung nghiên cứu vào chất thải từ cam quýt.
-
Trong cuộc đánh giá gần đây nhất do EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) thực hiện, mẫu xe Ford Fiesta 2011 được cải thiện đáng kể về lượng nhiên liệu tiêu thụ. Đối với mẫu Fiesta trang bị hộp số 6 cấp Powershift, lượng nhiên liệu tiêu thụ là 8 lít/100 km đối với đường đô thị và 5,8 lít/100 km đường cao tốc.
-
Nhiên liệu từ hydro rất có khả năng sẽ thực sự trở thành nhiên liệu của tương lai. ĐIều này nghe có vẻ quá sức tưởng tưởng; một nguyên liệu sạch, dồi dào, và lượng khí thải chỉ là nước. Tất nhiên, hầu hết hydro hiện nay được sản xuất từ khí gas tự nhiên, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí cao của xe hydrogen đã khiến các nhà sản xuất ô tô tập trung vào các công nghệ xe sạch khác dễ tiếp cận thị trường hơn.