Thứ năm, 07/11/2024 | 15:35 GMT+7

Các chuyến bay trong tương lai sẽ tốn ít nhiên liệu, tạo ít khí thải hơn?

06/06/2010

Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.

Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%. Những con số đầy tham vọng này được đưa ra bởi các chuyên gia hàng không của Hội đồng Tư vấn về nghiên cứu Hàng không tại châu Âu (ACARE). Những nguyên cứu, cách tân về hệ thống truyền động và kết cấu logic của ACARE được kì vọng sẽ làm thay đổi lịch sử hàng không Châu Âu.

 

Giáo sư Holger Hanselka, Viện trưởng Viện nghiên cứu Độ bền cấu trúc và Hệ thống tin cậy Fraunhofer LBF tại Darmstadt, một thành viên của Ban Quản trị dự án “Clean Sky”, tỏ ra tự tin với việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng này với sự đóng góp của các chuyên gia tại Fraunhofer LBF.

 

Dưới sự hướng dẫn của giám đốc chương trình và thành viên ban chỉ đạo John Simpson, các bộ phận của máy bay sẽ được thiết kế để tăng tính an toàn cho môi trường sinh thái. Cánh máy bay sẽ tối ưu hóa dòng khí chuyển động nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm tiếng ồn. Động cơ cải tiến sẽ giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu; vật liệu chế tạo sẽ có tuổi thọ cao, tận dụng tối đa vật liệu tái chế. Trong tương lai, quy trình sản xuất sẽ được tự động hóa.


 future-air-travel.jpg


Song song với các thiết kế mới, loại vật liệu nhựa đặc biệt có thể phân hủy an toàn trong môi trường cũng được phát triển tại Viện Công nghệ Sản xuất và Nghiên cứu Vật liệu Ứng dụng Fraunhofer (Fraunhofer IFAM). Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu cách kết nối tốt nhất các vật liệu nhẹ và giảm ma sát bằng hệ thống sơn cải tiến.

 

Toàn bộ hệ thống máy sẽ phải thích nghi được với sự thay đổi nhanh về áp suất và nhiệt độ, cũng như độ rung và lực biến dạng trong mỗi chuyến bay. Để đảm bảo an toàn, các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu phương pháp điện tử nano Fraunhofer ENAS đang lắp đặt một hệ thống cảm biến điện tử có khả năng phát hiện và đo độ biến dạng lúc cất cánh và hạ cánh.

 

Bên cạnh đó, các kĩ sư sẽ tiến hành các chuyến bay thử nghiệm nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các vật liệu mới đến sức khỏe của hành khách. Dựa trên kết quả thử nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ hoàn thiện các qui trình trước khi sản phẩm cuối cùng được công bố tại triển lãm hàng không vũ trụ ILA từ 8 đến 13/6/2010 tại Berlin.

 

Hi vọng rằng với dự án này, trong tương lai không xa chúng ta sẽ có các chuyến bay êm ái và thân thiện với môi trường.


Nguyễn An (Theo Alternative Energy)