-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.”
-
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tin tưởng rằng châu Á có thể nhận được 10 nghìn tỉ đô la Mỹ - con số cần thiết để chi trả tài chính cho những dự án năng lượng bền vững trong vòng 20 năm tới. Những dự án này sẽ hướng tới sử dụng than đá và dầu mỏ hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời.
-
Ngày 1-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động chuẩn bị chương trình mở rộng phát triển khí sinh học. Ðây là 'Dự án nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp và Phát triển khí sinh học (QSEAP, VIE 39421)', được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội vào tháng 6-2009.
-
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng Viện Năng lượng và Tài nguyên (TERI) vừa công bố chương trình “Ánh sáng cho mọi người” với mục tiêu cung cấp điện sạch với giá phải chăng đến 50 triệu người châu Á hiện đang phải dùng nguồn năng lượng đắt đỏ và gây ô nhiễm.
-
Ngày 17/9, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị giao ban về tình hình triển khai thực hiện dự án Năng lượng nông thôn II (REII) và REII tài trợ bổ sung với các chủ đầu tư dự án tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung Tây nguyên. Dự án REII và dự án REII tài trợ bổ sung có tổng nguồn vốn hơn 580,1 triệu USD, trong đó vốn vay WB 420 triệu USD.
-
Chiều 7/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ ký Hiệp định vay vốn dự án "Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn" với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).
-
Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng và nhà ở tại Cộng Hòa Litva nằm trong số các dự án đầu tiên được Ngân hàng thế giới tài trợ để đối phó với thách thức và nâng cao hiệu quả năng lượng cho các khu dân cư cao tầng thông qua các chính sách tín dụng dành cho các chủ đầu tư.
-
Ở góc độ kinh tế, hẳn nhiều người sẽ cho là chuyện vụn vặt khi biết được Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt ra mục tiêu cắt giảm 8% năng lượng sử dụng, 11% lượng nước, 10% lượng chất thải, và 6% lượng khí thải ra môi trường từ nay đến năm 2011, thông qua nhiều chương trình khuyến khích nhân viên thực hiện.
-
Trên cơ sở phân tích số liệu của 151 trạm khí tượng thuỷ văn trên toàn quốc, cơ sở bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2001, và các số liệu các trạm đo gió từ năm 1998 đến năm 2009, tiềm năng gió trên đất liền và vùng ven biển hải đảo của Việt Nam đạt khoảng 713.000MW. Trong khi đó, tống công suất của các nhà máy điện trên toàn quốc tới hết năm 2009 mới là 19.378MW.
-
Loeung Keosela, giám đốc điều hành của REF – một tổ chức được hỗ trợ bởi Ngân hàng thế giới đang hướng tới việc cung cấp điện cho mọi ngôi làng ở Campuchia vào năm 2020 – cho biết trên tờ Phnom Penh Post, tổ chức này có kế hoạch bán những tấm pin mặt trời cho các hộ gia đình ở nông thôn với hình thức trả góp hàng tháng.
-
Với dự đoán nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030, gần đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra các giải pháp năng lượng thay thế đáp ứng nhu cầu của khu vực này trong tương lai, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời.
-
Một công viên điện gió lớn nhất châu Phi trị giá 250 triệu euro đã được vua Morocco Mohammed VI khánh thành tại thành phố Melloussa. Công viên này có công suất 140 megawatt và bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió. Nó được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư châu Âu (80 triêu euro) và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha (100 triệu euro), Kreditanstalt fur Wiederaufbau (50 triệu euro) và Cơ quan quốc gia về nước của Morocco (20 triệu euro).
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Ngày 17.6, Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB đã cam kết tài trợ bổ sung 5.300 tỉ đồng vốn tín dụng đầu tư cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện đang diễn ra khá chậm thời gian qua.
-
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 được thiết kế với công suất 750 MW nhằm phát triển nguồn điện nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng của hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2015. Ngân hàng Crédit Agricole Corporate and Investment (Pháp) sẽ cung cấp 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.150 tỷ đồng, vốn tín dụng cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
-
Sáng 25/5, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, và Techcombank đã ký thông qua thoả thuận phát triển các sản phẩm cho vay tiết kiệm năng lượng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB vừa tuyên bố kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời thông qua việc bơm 9 tỷ đô la vào thị trường khu vực nhằm tạo ra 3000 MW điện mặt trời trong vòng 3 năm tới.
-
Mới nghe tưởng như là điều phi lý, song đây lại là một trong số 61 đề án lọt vào chung khảo Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010, với chủ đề "Biến đổi khí hậu" do Ngân hàng Thế giới tổ chức. Với ý tưởng sáng tạo này, tác giả muốn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí thải nhà kính.
-
Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã đầu tư 10 triệu USD cho dự án quang năng tại Ấn Độ. WB cam kết trong năm nay sẽ tăng tỷ lệ đầu tư cho năng lượng sạch lên 20%. Trong năm tài khóa 2009, tập đoàn này đã tăng mức hỗ trợ lên 24% tương đương 3,3 tỷ USD.