Thứ tư, 01/01/2025 | 13:32 GMT+7

Ngành khí tự nhiên Việt Nam định hướng tăng trưởng cao

13/11/2010

Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.”

Báo cáo “Khung phát triển của ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới vừa công bố ngày 11/11/2010 cho biết, ngành khí tự nhiên Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng gấp ba lần trong vòng mười lăm năm tới.


Bản báo cáo đưa ra tầm nhìn về cơ sở hạ tầng và các thể chế cần thiết để vượt qua các thách thức và thực hiện được những mục tiêu này. Theo bản báo cáo, ngành khí tự nhiên đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả nhu cầu gia tăng cao hơn lẫn khả năng thiếu hụt nguồn cung. Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không có những thay đổi mang tính quyết định và kịp thời.


mo Bach Ho.jpg

Ông Alain Barbu, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới phát biểu: “Phát triển ngành khí tự nhiên là một phần quan trọng của toàn bộ chính sách kinh tế của Việt Nam và rất quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển năng lượng. Việt Nam muốn chuyển hướng tới các thị trường cạnh trạnh, điều này cần được thực hiện dần dần, sao cho có một khung giá ổn định liên kết tới các thị trường nhiên liệu cạnh tranh, có thể hỗ trợ việc xây dựng sản xuất khí và cơ sở hạ tầng.” 


Khuyến nghị từ báo cáo là từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để ổn định phương pháp định giá, khắc phục yếu kém trong việc chuyển đổi từ dạng tài nguyên sang lưu trữ và thu hút thêm đầu tư vào ngành. 


Cụ thể, Việt Nam cần xây dựng được phương pháp định giá khí hiệu quả, tạo nên một thị trường bán buôn khí cạnh tranh. Báo cáo cũng khuyến nghị Bộ Công Thương thành lập cơ quan tư vấn về chính sách phát triển khí, điều chỉnh vai trò của PetroVietnam và thiết lập một cơ cấu điều tiết hiện đại. 


Theo bản báo cáo này ngành khí Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Tiềm năng này sẽ phát lộ trong vòng 15 năm tới dưới sự hợp tác hiệu quả giữa hai khối nhà nứơc và tư nhân. Ngành khí hiện đáp ứng 15% nhu cầu năng lượng sơ cấp trong nước. 88% lượng khí được dùng để phát điện, với đóng góp từ các nhà máy điện chạy khí là 40% trong tổng sản lượng điện.

 

Thúy Hằng (theo WB)