-
Phát biểu tại hội nghị, ông Pradeep Chaturvedi, chủ tịch Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học (Ấn Độ) tại New Delhi cho biết mức tiêu thụ năng lượng tại các nước đang phát triển đang trở thành những thách thức lớn về môi trường.
-
Một trong những mục tiêu hành động cơ bản của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất.
-
Theo Rick Bergholz, chủ sở hữu TAPC – một công ty tại Wisconsin chuyên sản xuất và bán các hệ thống kiểm soát giao thông thân thiện với môi trường, những hoạt động kinh doanh loại đèn chạy bằng năng lượng mặt trời đã được khai phá.
-
Luôn đặt tiêu chí tiết kiệm năng lượng (TKNL), bảo vệ môi trường lên hàng đầu cho những thiết kế, nghiên cứu, hiện còn là “cha đẻ” của hàng loạt các loại đèn khử khuẩn, chiếu sáng ngõ xóm, chiếu sáng học đường, chiếu sáng cho nông nghiệp, thủy sản, nhà máy cơ khí, xưởng dệt... Ông là TS. Nguyễn Văn Khải - cựu Giám đốc Trung tâm Tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch Hoạt hóa Điện hóa.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
Liệu chiếc “bếp lò” là một chiếc hộp cactông sơn màu đen, bọc bên ngoài bằng lá thiếc (thực ra là cactông phủ lớp bạc cực mỏng) và vung bằng nhựa acrylic có thể giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường được không? Tổ chức quốc tế Diễn đàn tương lai (Forum for the Future) khẳng định là hoàn toàn có thể.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Trước vấn đề thiếu điện ngày càng trầm trọng thì việc sử dụng năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương đón nhận. TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường.
-
Trung tâm tiết kiệm năng lượng Cần Thơ cho biết, chỉ với 3 giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, ước tính mỗi năm Công ty CP May MeKo có cơ hội tiết kiệm chi phí trên 417 triệu đồng tương đương giảm tiêu thụ khoảng 338 nghìn Kwh điện và 2800 lít dầu DO. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng doanh nghiệp này còn góp phần giảm phát thải Cacbon ra môi trường 219 tấn/năm.
-
Kỹ sư Nguyễn Đình Phương, cán bộ Phòng Kỹ thuật - Chất lượng, Công ty CP que hàn điện Việt Đức đã nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ và đưa vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm que hàn từ nguyên liệu phế thải, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, lại góp phần giảm thải ra môi trường.
-
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường, một phương tiện chuẩn đi được trung bình 12,000 một năm. Mỗi gallon xăng tiêu thụ phát thải ra 19,4 pound khí carbon dioxide. Một phương tiện giao thông chuẩn trung bình đi được 23.9 dặm/gallon Chỉ bằng cách đạp xe 2 lần 1 tuần, 3 người mỗi người đã giảm được 77,598 pound khí carbon dioxide và tổng cộng 232,794 pound lượng khí phát thải.
-
“Sẽ triển khai lắp đặt thêm 500 cụm máy sản xuất điện năng bằng biogas trên toàn quốc” là số liệu được đưa ra tại Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vể môi trường ở nông thôn” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức vào sáng 3/10 tại Đà Nẵng.
-
Nhằm tiến tới năm 2020 - hạn cuối cho các lãnh thổ lập hiến của Vương Quốc Anh hoàn thành mục tiêu năng lượng tái tạo, Scotland đã chuyển hướng sang những nguồn thay thế thân thiện với môi trường, với tham vọng đạt tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng thực sự.
-
Hàng triệu nông dân ở Indonesia có thể hưởng lợi từ một loại bếp gas đơn giản bằng cách đun nấu thức ăn từ công nghệ biến khí gas từ vỏ trấu. Vỏ trấu là phế thải có rất dồi dào tại đảo quốc này, nơi mà trung bình một năm sản xuất ra khoảng 58 triệu tấn gạo.
-
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã phát triển một thiết bị năng lượng mặt trời dạng keo nước - gọi là “lá nhân tạo” - có khả năng hoạt động như pin mặt trời tạo ra dòng điện. Các thiết bị này được đánh giá là nhiều tiềm năng tiết kiệm chi phí và thân thiện hơn với môi trường.
-
Chương trình khí sinh học trong ngành chăn nuôi đang phát huy hiệu quả tại Nam Định. Theo ghi nhận của Quỹ Phát triển Hà Lan, một công trình hầm khí biogas có thể tích 9 m3, có khả năng sản sinh ra một lượng khí đốt bảo đảm đủ nhu cầu sử dụng cho một gia đình 6 người. Sử dụng hầm khí này, bên cạnh việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, mỗi tháng, các hộ dân tiết kiệm chi phí tương đương với giá trị 140-160 nghìn đồng.
-
Nằm trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng đã phối hợp với Cơ quan năng lượng Đức, Công ty ALTUS AG Đức và Trung tâm năng lượng mới, ĐH Bách Khoa Hà Nội thiết lập dự án “Lắp đặt hệ thống pin mặt trời nối lưới tại trụ sở Bộ Công Thương nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”.
-
Là 1 trong 3 đơn vị có sản phẩm bóng đèn huỳnh quang Compact tiết kiệm điện được dán nhãn “Ngôi sao Năng lượng Việt”, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông luôn thể hiện vai trò tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
-
Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sạch, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và công nghiệp tái tạo năng lượng. Không những vậy, quốc gia này còn được biết đến với lĩnh vực phát triển đô thị và nông thôn bền vững, các giải pháp kiểm soát và đo lường môi trường toàn diện, kiểm soát ô nhiễm không khí và tiết kiệm nguồn nước.