Thứ bảy, 23/11/2024 | 08:02 GMT+7
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang (KCN Sa Đéc, Đồng
Tháp) có sản phẩm là bánh phồng tôm đã rất quen thuộc với người tiêu dùng trong
nước. Cuối năm 2010, trongkhuôn khổ dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Cty đã thực hiện kiểm toán năng lượng với
mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Thực hiện các biện pháp hàng năm nhà máy có thể tiết kiệm
được trên 150 triệu đồng từ gần 140 nghìn kWh điện năng
Qua quá trình kiểm toán, căn cứ trên thực trạng sử dụng năng lượng của Công ty, đội kiểm toán năng lượng đã đề xuất 7 giải pháp TKNL. Nếu công ty đầu tư thực hiện tất cả các biện pháp hàng năm tiết kiệm được trên 150 triệu đồng từ gần 140 nghìn kWh điện năng đồng thời giảm được 86 nghìn tấn CO2 thải ra môi trường.
Ông Phạm Hữu Quá, Giám đốc công ty chia sẻ, Trong công đoạn làm bánh phòng tôm thì quá trình hấp, đông lạnh và sấy là tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Hiện tại nhà máy sử dụng các dạng năng lượng bao gồm điện, dầu DO ,FO, than đá và gas với tổng chi phí hàng năm trên 4 tỷ đồng. Trước bài toán giảm chi phí sản xuất nhà máy đã áp dụng nhiều giải pháp với mục đích giảm chi phí năng lượng. Ngoài thay thế bóng đèn tròn bằng bóng đèn tiết kiệm điện, nhà máy đã chuyển lò hơi đốt dầu sang sử dụng củi trấu để giảm chi phí vận hành lò.
Hạn chế sử dụng lò hơi đốt dầu
Mặc dù đa phần hệ thống chiếu sáng tại nhà máy đều đã sử dụng công nghệ tiết kiệm điện nhưng hệ thống này vẫn gây thất thoát năng lượng bởi chưa tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên cùng với đó là cách bố trí chưa hợp lý. Theo các chuyên gia nhà máy cần lắp đặt thêm các cụm điều khiển riêng lẻ, lắp thêm chóa meca tăng cường độ rọi của đèn. Cắt bớt đèn ở những khu vực ánh sáng tự nhiên đã đủ đáp ứng. Các giải pháp này có thể tiết kiệm 8,5 triệu đồng/năm.
Quản lý tốt có thể iết kiệm được ít nhất 4% điện năng tiêu thụ
Thực hiện lắp thiết bị powereco cho động cơ khu vực máy trộn và máy bơm bột nhà máy có cơ hội giảm điện năng tiêu thụ khoảng 25 nghìn KWh, trị giá 27 triệu đồng.
Đáng chú ý nhất là các giải pháp về quản lý điện năng tiêu thụ. Theo các chuyên gia Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp, công ty cần xây dựng chính sách TKNL, đi đôi với cam kết thực hiện của lãnh đạo; Thành lập tổ quản lý năng lượng song song với đó là xây dựng quy trình quản lý nội vi về TKNL, lồng ghép vào nội dung các công việc thường ngày, thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên. Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý năng lượng DN có thể tiết kiệm được ít nhất 4% điện năng tiêu thụ tương đương khoảng 85 triệu đồng.
Trần Linh