-
Hệ thống điều hòa trong tất cả các mẫu xe năm 2013 của General Motors (GM) sẽ sử dụng loại chất làm mát được hãng Honeywell phát triển cho thị trường châu Âu với nguy cơ gây ra sự nóng lên toàn cầu giảm tới 99,7%.
-
Tập đoàn Hàng Không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS), công ty sở hữu hãng máy bay Airbus, đang trình diễn một chiếc máy bay bốn chỗ chạy bằng dầu ép từ tảo tại triển lãm hàng không quốc tế diễn ra ở Farnborough, Luân Đôn tuần này.
-
Vừa qua, tại Paris, đại diện một số tập đoàn năng lượng lớn đã ký kết thỏa thuận tạo dựng quan hệ đối tác để thực hiện một dự án táo bạo có tên là Transgreen, nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại châu Phi và truyền tải điện từ đó tới châu Âu bằng cáp ngầm xuyên qua biển Địa Trung Hải
-
Trong một nghiên cứu gần đây, Benito Mueller, giám đốc viện nghiên cứu năng lượng của đại học Oxford, và các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng, việc lựa chọn địa điểm tốt nhất để đặt các tuabin nhằm thu được nhiều năng lượng gió nhất, cùng với việc phát triển mạng lưới điện, là những cơ hội hợp tác giữa các công ty châu Âu và Trung Quốc.
-
Một báo cáo cho biết tốc độ xây dựng mới các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục bỏ xa tốc độ của các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu và Mỹ trong năm 2009.Nghiên cứu dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc cho biết năng lượng tái tạo đã chiếm 60% công suất phát điện mới ở châu Âu. Và ở Mỹ, điện tái tạo chiếm hơn một nửa công suất được xây dựng mới năm ngoái.
-
Năm 2008, 43 quốc gia trong khuôn khổ tổ chức Liên minh vì Địa Trung Hải đã đưa ra kế hoạch năng lượng mặt trời Địa Trung Hải. Theo Bộ trưởng Môi trường Pháp, Jean Louis Borloo, Transgreen đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiện và phát triển kế hoạch năng lượng mặt trời Địa Trung Hải
-
Vượt qua 700 dự án đề xuất, Dự án hỗ trợ Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam vừa được vinh danh tại lễ công bố kết quả giải thưởng Ashden - Năng lượng xanh toàn cầu năm 2010 tại Luân Đôn (Anh), do Liên Hợp Quốc và một số tổ chức năng lượng hàng đầu châu Âu tổ chức.
-
Một công viên điện gió lớn nhất châu Phi trị giá 250 triệu euro đã được vua Morocco Mohammed VI khánh thành tại thành phố Melloussa. Công viên này có công suất 140 megawatt và bao gồm 165 máy phát điện bằng sức gió. Nó được xây dựng bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng đầu tư châu Âu (80 triêu euro) và các ngân hàng như Intituto Credito Official của Tây Ban Nha (100 triệu euro), Kreditanstalt fur Wiederaufbau (50 triệu euro) và Cơ quan quốc gia về nước của Morocco (20 triệu euro).
-
Trong 5 năm tới, các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ sử dụng nguồn năng lượng nhập từ châu Phi. Cụ thể hơn là họ sẽ sử dụng nguồn năng lượng điện thu được từ một hệ thống pin mặt trời khổng lồ, lắp đặt trên sa mạc Sahara. Thông tin đó đã được đại biểu Ủy ban năng lượng châu Âu - ngài Guenther Oettinger công bố sau cuộc họp Ủy Ban giữa tuần qua, sau gần 1 năm kể từ khi tổ chức Desertec đưa ra ý tưởng
-
Physalia là một kết cấu kết hợp giữa một tòa nhà và một chiếc thuyền. Mẫu thiết kế này được kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut giới thiệu mới đây với mục đích dùng để chu du qua tất cả các con sông ở châu Âu, tái sinh các dòng sông chết. Con tàu bằng nhôm khổng lồ này có khả năng biến nước bẩn thành nước có thể uống được. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn lượng nó đã tiêu thụ.
-
Năng lượng luôn là vấn đề nóng bỏng quyết định phần lớn vận mệnh kinh tế thế giới, chi phối cục diện chính trị quốc tế. Từ cấm vận năng lượng đến chiến tranh tranh giành lợi ích về năng lượng là những biểu hiện rõ nhất về xung đột quốc tế thời hiện đại, cho thấy "an ninh năng lượng", "ngoại giao năng lượng" ngày càng đóng vai trò quan trọng.
-
Từ ngày 13 đến 20/6, đoàn công tác của Tập đoàn tài chính SVA do ông Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, dẫn đầu đã có các buổi làm việc với các đối tác Đức và châu Âu nhằm tiếp cận những công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo tiên tiến.
-
Các yếu tố quốc tế giúp thúc đẩy hiệu suất năng lượng chủ yếu là do tiết kiệm chi phí, nền kinh tế thế giới uể oải có thể là một động lực để các công ty gặt hái những mục tiêu đơn giản, và cải thiện kết quả kinh doanh. Trong khi quản lý năng lượng là vấn đề rất quan trọng ở mọi quốc gia, trong bảng xếp hạng này, một số nền kinh tế mới nổi lại vượt xa Châu Âu và Mỹ về hiệu suất sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.
-
Quy định của Liên minh châu Âu (EU) về các tòa nhà hầu như không được thải khí CO2 sẽ có hiệu lực đối với tất cả các tòa nhà công mới ở EU sau năm 2018 và đối với tất cả các ngôi nhà và văn phòng hai năm sau đó.
-
Trong số 22 triệu xe đạp điện, khoảng 1 triệu xe mẫu đã được xuất khẩu vào năm vừa qua, trong số đó có hơn 70% là tới thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Hiện tại, có gần 120 triệu xe đạp điện đang lưu thông trên đường phố Trung Quốc, và con số này còn tiếp tục tăng lên. Trong năm 2009, doanh thu từ lĩnh vực này đã đạt tới 11 tỷ USD.
-
Hôm qua, ngày 12/5, Viện KHCN Xây dựng (IBST) đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Kinh nghiệm triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Liên minh Châu Âu và Bungari - ứng dụng phần mềm tính toán hiệu quả năng lượng trong điều kiện Việt Nam”.
-
Nước Mỹ không có một tuabin gió xa bờ nào, mặc dù có đến hơn 800 tuabin ở ngoài khơi của 9 quốc gia châu Âu. Vậy những phong kế ở cửa ngõ cảng New York nói lên điều gì?
-
“Trang trại năng lượng mặt trời” nằm ở Sanlucar La Mayor, gần Seville, phía bắc ở Tây Ban Nha, là nơi hội tụ nhà máy điện mặt trời thương mại đầu tiên của châu Âu và nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới.
-
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức Norbert Roettgen cho biết dự án Alpha Ventus - có tổng chi phí 250 triệu euro (332 triệu USD) này do nhà cung cấp năng lượng hàng đầu Đức EON, Vattenfall Europe - một công ty con của tập đoàn năng lượng Thụy Điển và EWE làm chủ đầu tư, sẽ mở đường cho thời kỳ của năng lượng tái tạo. Trong đó, mục tiêu của kế hoạch là đạt công suất 25.000MW điện vào năm 2030.