-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng hiện nay chiếm tới 40% công suất phụ tải của toàn hệ thống và ảnh hưởng khá lớn đến biểu đồ phụ tải, nhất là vào giờ cao điểm tối. Do vậy, giảm bớt lượng điện chiếu sáng không cần thiết là vấn đề đang được quan tâm.
-
Việc hòa đồng bộ phát điện tổ máy GT11 sẽ góp phần giải quyết thiếu hụt điện năng trong mùa khô 2011, đảm đảm an ninh năng lượng Quốc gia cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, ngày 30/12, chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành hòa đồng bộ tổ máy Tuabin khí đầu tiên GT11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện Quốc gia và gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-
Nếu căn cứ theo con số thống kê hiện cả nước có tới hơn 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên thì thấy vấn đề cấp bách là phải mở đường cho vật liệu tiết kiệm năng lượng tiên tiến đến được với các công trình. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kính tiết kiệm năng lượng chưa đến được với các công trình xây dựng? Phóng viên Báo Xây dựng đã đi tìm câu trả lời từ nhiều giác độ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, nhà sản xuất - và đặc biệt là các DN trong Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam.
-
Việt Nam được xếp vào một trong những nước thành công nhất trên thế giới trong quá trình hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn với tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện cao hơn nhiều nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trên chặng đường về đích để mang ánh sáng đến với 5% hộ dân nông thôn còn lại vẫn còn nhiều thách thức.
-
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương triển khai các hoạt động truyền thông kể từ năm 2007. Qua hơn 3 năm thực hiện, VOV nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình, là một trong những đơn vị tham gia tích cực và hiệu quả trong giai đoạn I của Chương trình.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khác nhiệt (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã chế tạo thành công thiết bị chiếu sáng nuôi tôm bằng năng lượng mặt trời. Việc sử dụng thiết bị nói trên thích hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều kênh rạch như đồng bằng sông Cửu Long, tiết kiệm điện. Thiết bị cung cấp đủ ánh sáng cho đầm nuôi tôm trong khoảng thời gian hơn 24 giờ (tùy theo công suất của bình ắc-quy và diện tích tấm tế bào quang điện sử dụng).
-
Những công trình khí sinh học này đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở khu vực ngoại thành Thủ đô hiện nay. Trong số này có 10.000 hầm được xây dựng từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức hợp tác phát triển của Hà Lan tài trợ.
-
Sáng nay, 22/12, Đại hội lần thứ I của Hội Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của đồng chí Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch thường trực, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đồng chí Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội, đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng đại diện của hơn 500 tổ chức, cá nhân đã đăng ký hội viên của Hội trên toàn quốc.
-
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc tổ chức Cuộc họp lần thứ 7 của Tiểu ban hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về Năng lượng – Khoáng sản. Tại cuộc họp này, hai bên đã ký kết Dự án nhiệt điện Nam Định với tổng số vốn khoảng 4,5 tỷ đô la Mỹ.
-
Tiết kiệm điện năng đòi hỏi một qui trình chặt chẽ từ sản xuất, truyền dẫn đến tiêu thụ. Theo ông Đặng Hoàng An – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối 2008, EVN đã giảm tổn thất điện năng xuống dưới 2 con số (còn 9,24%). Để đạt được lộ trình giảm tổn thất điện năng liên tục nhiều năm cần nhiều biện pháp, trong đó có việc quản lý kỹ thuật, quản lý kinh doanh, cải tạo lưới điện… EVN phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8%. Đây là chương trình rất cam go, đặc biệt trong điều kiện đầu tư, cải tạo mạng lưới, phát triển nguồn, phát triển lưới đồng bộ cùng với tốc độ tăng trưởng phụ tải rất cao.
-
Đào tạo là một trong những nội dung lớn, quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Để hoạt động đào tạo mang lại hiệu quả cao, vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Viện Bảo Tồn năng lượng quốc tế (IIEC) Châu Á phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp Việt Nam.
-
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tiết kiệm 5% - 8% tổng mức năng lượng toàn quốc. Trong lĩnh vực chiếu sáng, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008, tỷ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng chiếm 25,2% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia. Tiết kiệm trong chiếu sáng là giải pháp rất hiệu quả và dễ thực hiện.
-
Ngày 15/12/2010, Eurowindow phối hợp với hãng Technal (CH Pháp) và hãng sơn PPG (Mỹ) tổ chức hội thảo “Vách nhôm kính thế hệ mới – Giải pháp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường cho các công trình cao tầng tại Việt Nam”
-
Hai doanh nghiệp đầu tiên đã được vay vốn nhằm đổi mới công nghệ, TKNL với số tiền lên tới 4 triệu USD trong khuôn khổ dự án tín dụng xanh, ký kết giữa Techcombank và Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Dự án tín dụng xanh đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước bài toán tìm nguồn vốn nhằm đổi mới công nghệ TKNL hướng đến SXSH, nhất là khi Luật Sử dụng năng lượng TK & HQ sắp có hiệu lực.
-
Ngày 8/12, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thoả thuận về hoàn tất việc chuyển đổi hoàn toàn lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt từ nhiên liệu urani độ giàu cao (HEU) sang urani độ giàu thấp (LEU) và tháo dỡ số nhiên liệu HEU còn lại.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Tập đoàn Itochu của Nhật Bản sẽ hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ sắn ở miền Trung Việt Nam.
-
Với nguồn chất thải nông nghiệp phong phú như trấu, thân, lá cây… các nhà khoa học đã tìm được lời giải cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm năng lượng, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.Lò đốt gas trấu, củi từ phế thải - phụ phẩm nông nghiệp và điện từ biogas là những sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.