-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững.
-
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620MW, tăng gần 7.500MW so với năm 2020. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.670MW, tăng 3.420MW so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 27% trong hệ thống. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn.
-
Công ty Cổ phẩn Hóa chất Việt Trì - tiền thân là Nhà máy Hóa chất số 1 Việt Trì, là Nhà máy Hóa chất cơ bản đầu tiên của Việt Nam. Sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển, cùng sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, công ty luôn đoàn kết vượt mọi khó khăn, chủ động, tích cực phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Đó là khẳng định của ông Dương Quang Thành – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Hội nghị diễn ra chiều ngày 7/1, tại Hà Nội.
-
Việc tiết kiệm điện năng giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường luôn được Chi nhánh công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội chú trọng thực hiện trong thời gian qua.
-
Đại sứ Chile tại Việt Nam cho biết, Chile là quốc gia thứ hai trên thế giới hiện có nhiều xe điện nhất, muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo - lĩnh vực mà Chile rất tiên tiến với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và khí hydro xanh.
-
Tuần vừa qua, chương trình Phát triển kinh tế năng lượng phát sóng số thứ 28 với chủ đề "Hiệu quả bước đầu của chương trình tiết kiệm điện" cùng với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
-
Với tiềm năng sản xuất năng lượng sinh khối đa dạng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa nguồn năng lượng sạch này trong tương lai.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Moon Sung Wook đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam – Hàn Quốc.
-
Việt Nam với 23 triệu người làm nông nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa nông sản đến tay người dùng, như được mùa mất giá, được giá mất mùa, hay tổn thất sau thu hoạch… Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, có khoảng 12,5 triệu tấn nông sản tổn thất trên tổng sản lượng là 83 triệu tấn. Chính vì vậy, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản.
-
Ngày 15/12, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2021, Giải thưởng Hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2021.
-
Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Giải báo chí tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2021”
-
Chiều ngày 20/12/2021 tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải “Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năm 2021”.
-
Nhà máy Lego tại Việt Nam sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới với mức đầu tư hơn 1 tỷ USD.
-
35 doanh nghiệp và công trình xây dựng cùng 26 cá nhân đã được vinh danh tại Lễ trao các Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2021 do Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức sáng nay, ngày 15/12.
-
Mới đây, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Novatek (Liên Bang Nga) đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển các dự án điện sử dụng khí LNG và năng lượng tại Việt Nam.
-
Chương trình đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP 3) đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hợp tác đối tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng, trên cơ sở kế thừa và tiếp nối những thành công đã đạt được từ DEPP 2 (giai đoạn 2013-2020). Mục tiêu tổng quát của Chương trình là hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình phát triển carbon thấp cho ngành năng lượng, góp phần cụ thể hóa cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nâng cao mục tiêu NDC và tăng cường các giải pháp liên quan vào năm 2025.
-
Ngày 9/12/2021, trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam (VSUEE) do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), WB và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký Hợp đồng bảo lãnh GCF với tổng giá trị 75 triệu USD.
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp của Thụy Sĩ đầu tư công nghệ cao, đi tắt đón đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
-
Dự kiến tổng công suất điện sạch gồm điện khí, năng lượng tái tạo sẽ chiếm tỉ trọng khoảng 75% công suất toàn hệ thống điện, đóng góp sản lượng khoảng 70% trong tổng sản lượng điện.