-
Giải thích về công nghệ biến rác thải, bùn thải thành điện, TS Hoàng Sinh Trường, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phát điện từ than bùn được thực hiện theo cơ chế thu hồi khí từ bãi chôn lấp và phát điện theo cơ chế CDM (Clean Development Mechanism - cơ chế phát triển sạch). Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chôn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ quá trình phân hủy rác ở các ô chôn lấp.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Hôm qua, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital đã ra mắt quỹ đầu tư cấp khu vực đầu tiên về năng lượng tái tạo, sản xuất nước sạch và xử lý chất thải tại Việt Nam.
-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
Việc tiết kiệm năng lượng trong bất cứ ngành sản xuất nào cũng giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Ngành giấy Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-18%. Để phục vụ sản xuất, các DN giấy và bột giấy tiêu thụ các dạng năng lượng như điện, than, dầu (FO, DO) cho việc chạy động cơ, đốt lò.
-
Trên 21 tỷ Kwh điện phục vụ chiếu sáng mỗi năm đó là số liệu dựa trên thực tế tiêu thụ điện năng cho lĩnh vực chiếu sáng của Việt Nam được TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam công bố sáng nay tại Hội thảo “Chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng” diễn ra tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Điện năng tiêu thụ cho lĩnh vực chiếu sáng của nước ta chiếm khoảng 25% tổng điện năng thương phẩm tương đương 21,035 tỷ Kwh/năm. Tiềm năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực chiếu sáng của nước ta là rất khả quan. Ước tính, mỗi năm chúng ta có thể tiết kiệm 6,31 tỷ Kwh.
-
Vượt qua 700 dự án đề xuất, Dự án hỗ trợ Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam vừa được vinh danh tại lễ công bố kết quả giải thưởng Ashden - Năng lượng xanh toàn cầu năm 2010 tại Luân Đôn (Anh), do Liên Hợp Quốc và một số tổ chức năng lượng hàng đầu châu Âu tổ chức.
-
Mặc dù Tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) Việt Nam giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2025 đã được Viện Năng lượng Việt Nam xây dựng, đang chờ Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã gặp nhiều khó khăn và có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Phóng viên Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Khánh Toàn – Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam để hiểu thêm về vấn đề này.
-
Trong 2 ngày 7-8/7/2010 tại Thành phố Hạ Long, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Sự kiện truyền thông giới thiệu các mô hình chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng khu vực các tỉnh miền Bắc”. Sự kiện góp phần phổ biến chính sách và nhân rộng các mô hình chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
-
New Zealand sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ biến bùn cặn thành điện, gom khí methan trong quá trình xử lý nước thải làm nhiên liệu, khai thác năng lượng gió…trong quá trình phát triển bền vững.
-
Trong khi nhiều đơn vị làm điện năng lượng mặt trời bằng cách nhập thiết bị từ nước ngoài về lắp đặt thì kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển công nghệ điện năng lượng mặt trời, Viện Vật lý TPHCM cùng cộng sự đã nghiên cứu chế tạo thiết bị ngay trong nước. Thành công này đã đưa Việt Nam là nước thứ 6 làm chủ công nghệ điện mặt trời nối lưới thông minh tại châu Á.
-
Nhân sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, ông Stuart L. Dean, Chủ tịch General Electric (GE) khu vực Đông Nam Á, đã nhận định về tình hình phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam cũng như mối quan hệ hợp tác giữa GE với Việt Nam trong lĩnh vực này. Ông nói: Chỉ khi nào ngừng trợ giá xăng thì ngành năng lượng xanh mới có cơ hội phát triển.
-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.
-
Theo dự báo, với tác động của dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) do GEF/UNDP tài trợ, đến 2014, 100% các đèn chiếu sáng hè phố sẽ sử dụng đèn HPS, CFL; 100% đèn chiếu sáng nội thất sẽ sử dụng đèn huỳnh quang T8, T5 và CFL. Sau khi thay thế các loại đèn trên bằng các sản phẩm tiết kiệm điện năng Việt Nam có thể tiết kiệm hàng triệu Kwh/năm.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đến 5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhưng việc huy động vốn vẫn chủ yếu từ trong nước; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đứng ngoài cuộc vì chính sách và cơ chế để kêu gọi đầu tư vẫn chưa rõ.
-
Sở Công thương tỉnh Quảng Bình cho biết, tại xã vùng cao Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Công ty Schneider Electric Việt Nam (Tập đoàn Schneider Electric Cộng hòa Pháp) đầu tư xây dựng một trạm điện năng lượng mặt trời phục vụ đồng bào dân tộc Ma Coong.
-
Công ty Công nghệ Môi trường Sạch của Australia (ECT) và Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long (TinCom) của Việt Nam đã ký kết hợp đồng thương mại và đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD, theo đó xuất khẩu than nâu đã qua xử lý sang Việt Nam
-
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) là 1 trong 6 nhóm nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia về SDNLTK&HQ giai đoạn 2006-2015.
Đồng hành cùng kế hoạch 10 năm của Chương trình Quốc gia SDNLTK&HQ (VNEEP) không thể không kể đến 1 cái tên hết sức quen thuộc với hàng triệu gia đình trên khắp thế giới và với người tiêu dùng Việt Nam nói riêng – Đó chính là Tập đoàn Ariston Thermo Group.