-
Là một quốc đảo hoàn toàn không có nguồn dầu mỏ nhưng Nhật Bản đã hé mở cho chúng ta một tương lai về việc sử dụng nguồn năng lượng của thế giới, khi sự cạn kiệt của những nguồn tài nguyên dầu mỏ đã tới mức không còn duy trì bền vững và việc sử dụng nhiên liệu thay thế là cách lựa chọn duy nhất.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Ngày 19/6, Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ở tỉnh Fukui - một trong những trung tâm sản xuất điện hạt nhân lớn nhất Nhật Bản.
-
Nhật Bản và Mỹ ngày 17/6 đã ký văn bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thân thiện với môi trường, theo đó hai bên sẽ thực hiện một dự án thí điểm chung xây dựng mạng lưới truyền tải điện thông minh thế hệ mới ở Okinawa và Hawaii.
-
Công ty Nhật Bản Zena System mới đây đã phát triển một công nghệ mới giúp sản xuất điện nhờ năng lượng gió. Tháp có hình lục giác có đường chéo dài 25m, cao khoảng 50m. Bề mặt xung quanh có nhiều cửa một chiều hướng gió thổi vào bên trong tháp và sẽ di chuyển dọc theo các kênh cố định, làm quay các tuốc bin sản xuất điện. Hình dạng lục giác của tháp giúp nó thu hút gió từ tất cả mọi hướng vì thế người ta gọi tháp là tháp gió 360°.
-
Mitsubishi Electric đã công bố dự án thí điểm “mạng lưới điện thông minh” nhằm tăng cường sự ổn định của lượng điện năng từ những nguồn năng lượng thiên nhiên như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.Tập đoàn khổng lồ của Nhật Bản cho biết họ sẽ đầu tư 7 tỷ yên (76 triệu USD) cho đến tháng 3 năm 2012 vào những nhà máy nằm trong các trung tâm sản xuất trong nước để tìm ra biện pháp duy trì lượng điện năng ổn định từ những nguồn năng lượng tái chế luôn biến đổi.
-
Chính quyền thành phố Tokyo (Nhật Bản) đã chính thức phát động kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 (điôxít cácbon) ở các cao ốc văn phòng và các nhà máy.
-
Giờ đây, Shimizu, một công ty của Nhật Bản, cũng đang có tham vọng biến quỹ đạo của mặt trăng thành “thiết bị” hấp thụ năng lượng mặt trời dài 11.000 km, và mang nguồn năng lượng này về trái đất bằng các ăng ten chảo rộng 20 km thông qua vi sóng và tia laze. Vành đai này sẽ rộng khoảng 400 km. Một ý tưởng thực sự rất táo bạo!
-
Để Chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm trở nên hiệu quả, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung trong đề án Tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
-
Ông Lester Brown, Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất, trụ sở tại Mỹ, cho biết Nhật Bản nên tập trung vào phát triển năng lượng địa nhiệt bởi quốc đảo có nhiều núi lửa này có khả năng trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực trên.
-
Được sản xuất bởi 2 đối tác là công ty Yodogawa Group và Kinki Knives Industries Corporation, những chiếc xe điện mang tên Meguru, với vật liệu chế tạo chủ yếu từ tre đã được bán ra tại hai thành phố Kyoto và tỉnh Nara, Nhật Bản.
-
Công ty dịch vụ năng lượng vùng Southeast False Creek (N.E.U.) cung cấp dịch vụ sưởi ấm và nước nóng cho các tòa nhà sử dụng năng lượng lấy từ nước thải chưa xử lý. Giám đốc N.E.U., ông Chris Baber cho biết: “Đây là một trường hợp thử nghiệm của thành phố Vancouver”. Trên thế giới cũng chỉ có ba hệ thống năng lượng tương tự: hai ở Oslo, Na Uy và một ở Tokyo, Nhật Bản.
-
Đó là chiếc ô tô điện của Câu lạc bộ xe điện Nhật Bản (JVEC) vừa trình diễn thành công hôm 23-5 ở tỉnh Ibaraki. 17 người đã thay phiên cầm lái suốt 27,5 tiếng trên quãng đường dài 1.003 km với vận tốc trung bình 40 km/giờ.
-
Ngày 25/5, tờ Thời báo Tài chính của Hà Lan đưa tin hãng sản xuất xe hơi hạng sang Daimler của Đức và hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản đang có kế hoạch cùng sản xuất pin nhiên liệu cho xe điện.
-
Tuy nhiên tại Việt Nam việc tái chế giấy từ giấy thải chỉ đạt 25%, thua xa so với các nước như Mỹ 87%, Nhật Bản 74%, Hàn Quốc 67%, Thái Lan 65%, Malayxia 61%,... Trong khi đó chúng ta lại phải nhập một lượng khổng lồ giấy tái chế, giấy phế liệu từ nước ngoài vào.
-
Kinh nghiệm từ Nhật Bản - một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho thấy, chỉ riêng việc cộng đồng ý thức tốt về việc sử dụng hiệu quả năng lượng đã giúp nước này tiết kiệm được 10% năng lượng sử dụng. Người Nhật vốn nổi tiếng về tính tuân thủ, nay điều đó trở thành một lợi thế, một xã hội mà sự hiểu biết của họ về hạn chế nhập khẩu năng lượng đã ăn sâu trong nếp sống và suy nghĩ của người dân. Sau đây, Bản tin Tiết kiệm năng lượng xin giới thiệu một số giải pháp TKNL của người Nhật.
-
Cần một nguồn năng lượng sạch? Tại sao không tái chế tã đã qua sử dụng và biến chúng thành nguồn năng lượng thích hợp? Tã rất tiện dụng cho cả trẻ em và người già, những người không tự chăm sóc bản thân được, và cũng vì thế lượng rác thải xuất phát từ vật dụng này trở thành gánh nặng cho xã hội, nhất là tại quốc gia mà dân số già đang tăng cao như Nhật Bản.
-
Nhật Bản đã trở thành “người chơi” chính trên sân chơi vũ trụ trong những năm gần đây. Năm 2008, Nhật Bản đã lắp đặt một phòng thí nghiệm trị giá 1,5 tỷ USD trên ISS. Cơ quan này đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản gửi một chú robot lên mặt trăng trong 5 năm tới và xây dựng trạm mặt trăng đầu tiên trên thế giới vào năm 2020.
-
Landport tự hào là hãng điện tử Nhật Bản đầu tiên cho ra mắt chiếc loa di động có thể hoạt động nhờ năng lượng mặt trời. Akihabara News cho biết, những chiếc loa di động chạy năng lượng mặt trời của Landport sẽ được bán tại Nhật vào cuối tháng 3 với giá khoảng 60 USD.
-
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và "nhờ" các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.