-
Theo Thạc sĩ Dương Văn Nghị (Sở KH-CN Phú Yên): “Lò gạch liên tục kiểu đứng tiết kiệm nhiên liệu 45% so với lò thủ công đốt than và 35% so với lò thủ công đốt củi. Lưu lượng khí thải giảm 11,5 lần, lượng SO2 và CO2 giảm 6 lần, nhiệt độ khí thải thấp”.
-
Tính đến tháng 6/2011, PECSME đã triển khai 543 dự án tiết kiệm và hiệu quả trong 5 ngành công nghiệp sản xuất gạch, gốm sứ, dệt may, giấy-bột giấy và chế biến thực phẩm. Tổng mức năng lượng tiết kiệm (NLTK) đạt được là 232.000 tấn dầu tương đương (TOE) và giảm được tổng lượng phát khí thải nhà kính 940.000 tấn CO2. Đây là những kết quả ấn tượng, vượt xa so với mục tiêu đề ra.
-
Trong ngành kiến trúc có nhiều nghiên cứu dùng năng lượng mặt trời thụ động thu vào để sưởi ấm nhà hay làm mát nhà mà không cần đến tiêu thụ năng lượng như điện gas và dầu. Dùng gạch thu năng lượng mặt trời là một trong số đó. Nguyên tắc chính để thu nhận năng lượng mặt trời là cho tia nắng đi qua khung cửa kính hai lớp cách nhiệt, hay qua các khung có gạch kính, kính block, cỡ lớn 12in x 12in (1in=2,54 cm).
-
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da-giầy Việt Nam đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt khoảng 16,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp da giày đang từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, đổi mới máy móc thiết bị, cập nhật công nghệ tiên tiến. Tiết kiệm chi phí, giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm đang là những mục tiêu mà ngành công nghiệp này đang hướng đến.
-
Ngày 27/4/2011, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) làm lễ phát lệnh khởi công “dự án gạch không nung Đông Hồi” tại khu công nghiệp Đông Hồi Huyện Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An. Công suất sản phẩm là 400.000 m3/năm, tổng dự án đầu tư là 819 tỷ đồng.Đây là một dự án đầu tư mới, phù hợp với qui hoạch phát triển tổng thể ngành vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Chính phủ đã phê duyệt.
-
Hiệu quả bảo ôn của tường gạch bê tông không nung có chiều dày 20cm sẽ tương đương với bức tường gạch đất nung có chiều dày 49cm. Các chuyên gia của Tổng công ty Viglacera đã tính toán, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng sản phẩm bê tông khí sẽ làm giảm tới 40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà. Đây còn là loại gạch siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm chí 1/3 so với gạch đất nung thông thường, giúp công trình giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, tiết giảm mức đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình lên 2 - 5 lần.
-
Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng TPHCM (ENERTEAM) tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch, gốm kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu. Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở sản xuất gạch, gốm nắm được các qui định về môi trường và tiếp cận với công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất gạch, gốm để áp dụng vào sản xuất trong thời gian tới.
-
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất gạch gốm, Sở Công Thương Tỉnh Đồng Tháp sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức hội thảo “Mô hình trình diễn kỹ thuật Lò nung gạch/gốm bốn buồng kết hợp thiết bị hóa khí từ trấu”.
-
Bên cạnh việc phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống như sản xuất thép; sản xuất giấy; sản xuất gạch thủ công..., vấn đề tiết kiệm năng lượng trong sản xuất tại các làng nghề cũng đang được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh giải quyết triệt để.
-
Từ năm 2006 đến 2010, dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - PECSME” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ và Bộ KH&CN là cơ quan điều hành đã thực hiện được 201 dự án trong ngành sản xuất gạch, 144 dự án trong ngành gốm - sứ, 81 dự án trong ngành chế biến thực phẩm, 35 dự án trong ngành dệt-may, 38 dự án trong ngành giấy.
-
Với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc đang nỗ lực thay thế lò gạch thủ công bằng lò liên tục kiểu đứng để tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Qua phân tích từ đơn vị thực hiện kiểm toán năng lượng, biện pháp giảm tổn thất nhiệt ở khu vực lò nung bằng cách thay lớp gạch vỏ lò mức chi phí cũng cần tới trên 130 triệu đồng, sau gần 2 năm doanh nghiệp có thể thu hồi số vốn ban đầu.Ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng khi lắp 1 thiết bị Powerboss PBI 280 cho động cơ cán thô và 1 thiết bị Powerboss PBI 220 cho động cơ cán tinh là khoảng 25% tổng điện năng tiêu thụ tương đương trên 155 nghìn Kwh/năm tức trị giá khoảng 160 triệu đồng. Với giải pháp này doanh nghiệp phải đầu tư trên 283 triệu đồng.
-
Ở hệ thống chiếu sáng, ước tính nếu thay toàn bộ đèn huỳnh quang loại 1.2m T10-40W, balast điện từ thành các bóng huỳnh quang 1.2m T8- 36W hoặc T5-28W sử dụng ballast điện tử với choá và nắp chụp; thay đèn dây tóc bằng các bóng compact ánh sáng vàng tiết kiệm điện và thay các bộ đèn cao áp natri 250W hiện có bằng các đèn tiết kiệm hơn như đèn natri cao áp 75W hoặc 150W giá trị tiết kiệm điện khoảng 10,2 triệu đồng mỗi năm và giảm phát thải CO2 trên 4 tấn/năm.
-
Qua 4 năm thực hiện, trong 5 nhóm ngành nghề của chương trình tiết kiệm năng lượng, tỉnh Bình Dương đã triển khai được 3 ngành: sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng, sản xuất gốm sứ bằng khí hóa lỏng LPG cải tiến tận dụng khí thải làm hầm sấy và sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước nóng phục vụ ngành chế biến thực phẩm.
-
Theo thông tin từ Tổng hội Xây dựng thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 20-22 tỷ viên gạch nung, và đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng ước khoảng 40 tỷ viên.ạch không nung được coi là giải pháp hữu hiệu cả về mặt kinh tế, tài nguyên và môi trường. Nhiều DN nhạy bén đã chủ động đi trước một bước trong lĩnh vực này.
-
Với việc sử dụng các nguyên liệu "gầy" thay thế cho đất ruộng để sản xuất gạch ngói nung, "công nghệ bán dẻo" đã mở ra hướng đi mới, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Trên thị trường đang xuất hiện hàng loạt vật liệu xây dựng đáp ứng được tiêu chí ngôi nhà “xanh” từ tấm lợp, gạch xây, gỗ nhân tạo, điện năng lượng tái tạo, các chất chống thấm vô cơ cho đến các loại sơn thân thiện với môi trường.
-
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời là mũi nhọn về xuất khẩu của nước ta. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 DN dệt may với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 2010, dự kiến dệt may sẽ tiếp tục là ngành dẫn đầu về xuất khẩu của cả nước với kim ngạch khoảng 10 tỷ USD.
-
Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho biết mỗi năm Việt Nam cần đến hơn 20 tỷ viên gạch đất sét nung do nhu cầu xây dựng của người dân và tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.
-
Tại Nhà máy gạch Tiêu Giao và Hoành Bồ, những sáng kiến cải tiến hệ thống nung đốt từ việc sử dụng than cám sang sử dụng dầu FO tại lò nung tuy-nen, thu hồi nhiệt khí thải lò nung tuy-nen, cơ giới hóa công đoạn vận chuyển sản phẩm, cải tiến hệ thống quạt gió, quạt làm nguội... từng bước tăng năng suất lao động, hiệu suất chạy máy, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, ổn định chất lượng sản phẩm.