Thứ sáu, 01/11/2024 | 23:32 GMT+7
Để sản xuất ra lượng gạch này phải tốn diện tích khoảng 30.000ha đất canh tác, tương đương diện tích của một xã. Không những thế, gạch nung còn tiêu tốn nhiều năng lượng than, củi, đồng thời gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Do vậy, sử dụng gạch không nung được coi là giải pháp hữu hiệu cả về mặt kinh tế, tài nguyên và môi trường. Nhiều DN nhạy bén đã chủ động đi trước một bước trong lĩnh vực này.
Hiện tại, công trình cao tầng đầu tiên sử dụng sản phẩm vật
liệu xây không nung tại Hà Nội là toà nhà Keang
Trong khi đó, thị trường chuyển giao công nghệ sản xuất gạch không nung tại Việt Nam đang ở trong thời kỳ khá sôi động, nhiều loại công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung đã và đang được chào bán tại thị trường Việt Nam.
Các công nghệ này chủ yếu có xuất xứ từ Liên bang Nga, Trung Quốc… nhưng cũng có công nghệ đã được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu và sản xuất thành công như: Dây chuyền sản xuất gạch không nung tự động công suất lớn mã hiệu MFGV-7.0 do các nhà khoa học, kỹ sư tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu thiết kế, hay dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung “Đất hoá đá” được Công ty CP công nghệ và thương mại Huệ Quang phối kết hợp với nhóm chuyên gia chế tạo cơ khí thuộc Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (Bộ Công Thương) chế tạo. Những thiết bị này có giá thành chỉ bằng 50% giá thành dây chuyền nhập từ nước ngoài và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cho vật liệu xây dựng.
Theo ông Nguyễn Văn Quy - Giám đốc Công ty Huệ Quang, “gạch không nung có thể chịu được nhiệt độ lên đến 9500C, gạch ép xong chỉ cần hong khô từ 7-10 ngày là có thể xuất xưởng. Đặc biệt, với dây chuyền sản xuất 15 triệu viên gạch/năm thì sẽ giảm phát thải khí CO2 khoảng 5.000 tấn (do không phải sử dụng than đá để nung)… Thêm vào đó, nguyên liệu để sản xuất gạch có thể sử dụng đa dạng các loại đất, từ đất đồi không có khả năng canh tác, đất vùng đồng bằng duyên hải đến nguồn phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp”.
Để gạch không nung phát triển bền vững và mang lại những lợi ích thiết thực về kinh tế cũng như môi trường, Công ty Huệ Quang đang hợp tác với Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư thương mại (Intraco) thực hiện Cơ chế phát triển sạch (PoA-CDM) cho các dự án sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, do chi phí triển khai CDM là rất lớn, khoảng 100.000 USD/dự án, nên hai bên đang hướng đến phương án xây dựng dự án cho một tập hợp các dự án CDM quy mô nhỏ ở nhiều địa phương khác nhau. Nếu dự án thành công thì nguồn lợi từ bán chứng chỉ giảm phát thải mang lại cho các nhà sản xuất là không hề nhỏ, nhất là khi các nhà sản xuất chưa phải bỏ chi phí tư vấn xây dựng dự án CDM mà chỉ khi nào nhận được tiền bán chứng chỉ giảm phát thải thì mới phải trả phí tư vấn.
Như vậy, sử dụng sản phẩm gạch không nung không những tiết kiệm được tài nguyên đất, nhất là đất canh tác mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Với công suất 10 m3 đất/h tương đương với 8.000 viên gạch, thiết bị chỉ tiêu hao hết khoảng 40 KWh điện, so với sản phẩm gạch nung thì năng lượng tiết kiệm được rất nhiều - trên 80%. Theo đánh giá của các chuyên gia tiết kiệm năng lượng thì không một lĩnh vực sản xuất nào có thể tiết kiệm được tỷ lệ năng lượng cao như vậy, chưa kể đến các yếu tố tiết kiệm tài nguyên đất, tận thu nguồn phế thải trong xây dựng và sản xuất công nghiệp cũng như lợi ích về môi trường và sức khỏe cho người lao động mà nó mang lại.
Ngoài ra, với những ưu điểm vượt trội như nhẹ, chống ẩm, chống âm tốt, bề mặt nhẵn mịn, gạch không nung còn giúp tiết kiệm thời gian và vật liệu để hoàn thiện bề mặt công trình, do đó đã và đang được nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ để sản xuất.
Tuy nhiên, chỉ một số ít doanh nghiệp ký được hợp đồng với các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân mới mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, do hiện nay Bộ Xây dựng vẫn thiếu những quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật dẫn tới khó khăn trong việc thanh quyết toán với các chủ đầu tư, trong khi các công trình lớn như: Keang Nam Hanoi Landmark Tower, Khách sạn Horison, Làng Việt kiều châu Âu - Hà Đông, Habico Tower… lại luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm vật liệu xây không nung. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp trong nước vừa sản xuất vừa chuyển giao công nghệ nên xảy ra hiện tượng chồng chéo trong chiến lược phát triển cũng như quy mô sản xuất. Hiện một số công ty đã và đang tích cực đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung như: Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên (Long An), các dự án của Công ty Sông Đà 12, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng…
Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển lĩnh vực sản xuất vật liệu xây không nung, bên cạnh các ưu đãi về thuế, hỗ trợ vay vốn, mặt bằng đầu tư, Bộ Xây dựng cũng có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung bằng các giải pháp hoàn thiện công nghệ sản xuất, đồng thời cam kết rà soát, xem xét hoàn chỉnh và sớm ban hành đồng bộ các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy phạm hướng dẫn thi công và các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến sản xuất và ứng dụng vật liệu xây không nung.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành xây dựng cũng không ngừng gia tăng
giá trị. Việc lựa chọn gạch không nung cho xây dựng là chiến lược phát triển
phù hợp chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, đồng thời cũng
thể hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội với môi trường
sống không chỉ hôm nay mà cho cả mai sau.
Theo KTVN