-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thiện cơ chế trình Chính phủ ban hành quy định hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các dự án đầu tư điện gió tại Việt Nam được thuận lợi, hiệu quả. Đầu tư điện gió ở Việt Nam còn chưa phát triển do nhiều khó khăn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, công nghệ và đặc biệt là suất đầu tư cao dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Suất vốn đầu tư điện gió thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá cao, mức dao động lớn. Mức cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW và trung bình là 2,2 triệu USD/MW.
-
Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán chính thức đầu tiên Hiệp định Liên chính phủ Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ tiến hành vào đầu tháng 3 tới, tại Hà Nội. Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho các dự án công nghiệp, đặc biệt là dự án hạ tầng cơ sở bao gồm các dự án nguồn và lưới điện…
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đây là mức tăng giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, nhằm giảm thiểu các tác động của tăng giá điện lên nền kinh tế. Như vậy, từ 1.3 tới, giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.077đ/kWh hiện nay lên 1.242đ/kWh, tương đương tăng 15,28%. Với mức tăng giá này, nhiều chi phí của EVN tiếp tục bị “treo lại” chưa phân bổ vào giá thành, tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của EVN bằng 0 và giá than chưa tăng trong cơ cấu giá điện.
-
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, giá bán điện hiện hành chưa phản ánh đúng giá trị kinh tế, còn nặng yếu tố bao cấp, chưa phản ánh kịp thời những biến động của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, cơ cấu nguồn điện.
-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Dự án gồm 2 công trình là thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman Xanxay tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75km. Thực hiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tối 10/2 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dự án thủy điện.
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Các chuyên gia dự báo giá điện sẽ tăng 25% trong năm 2011 này. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các hộ gia đình tham gia chương trình môi trường xanh của chính phủ, trong đó, trung bình mức chi phí tiền điện sẽ tăng từ 320 AUD lên 440 AUD. Lời cảnh báo này do hãng định giá IPART đưa ra.
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Giám đốc Energy Intensive Users Group, ông Jeremy Nicholson nói rằng tình trạng này gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng. Những số liệu mới đã cho thấy trong suốt thời kì lạnh giá vừa qua, điện gió chỉ cung cấp được chưa tới 2% sản lượng điện quốc gia. Ông cho biết cũng bởi thế mà chính phủ sẽ khuyến khích các công ty xây dựng các trạm dữ trự điện, đề phòng trường hợp thiếu điện sau này.
-
Chiều 21/1, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký "Công hàm trao đổi khoản tín dụng ưu đãi" về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam gần 60 tỷ yen (gần 310 triệu USD) vốn vay ODA thuộc đợt 1 tài khóa 2010 (bắt đầu từ ngày 1/4/2010) của Nhật Bản.
-
Hai công ty Toshiba và Tokyo Electric Power sẽ trình lên chính phủ Nhật Bản kế hoạch xây một trong những trạm năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở Bulgaria.
-
Bộ Công Thương đang trình Chính phủ phê duyệt mục tiêu cho giai đoạn 2 của chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2011 – 2015, theo đó trong năm 5 tới, cả nước sẽ tiết kiệm từ 8-10% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Dự báo tình hình cung cấp điện năm 2011 sẽ rất khó khăn, trong đó có nguyên nhân từ thiếu nước, thiếu vốn đầu tư, EVN đã đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt Cơ chế giá điện theo thị trường và Đề án giá điện năm 2011. Năm 2011, EVN dự báo tốc độ tăng trưởng phụ tải tiếp tục tăng cao, cả năm tăng trưởng hệ thống khoảng 17,63%, đặc biệt là nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%.
-
Chính phủ Ấn Độ đã và đang thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời ở khu vực nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh. Điện khí hóa khu vực nông thôn là một trong những nội dung chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về năng lượng mặt trời của Ấn Độ, nhằm nâng công suất điện mặt trời lên 20.000MW vào năm 2022.
-
Theo báo cáo Xu hướng năng lượng (Energy Trends), Scotland đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo đầy tham vọng là tới năm 2020 sẽ tạo ra 80% công suất điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Bản báo cáo này cũng cho biết trong năm 2009, 27% điện năng của Scotland được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Chính phủ Scotland đã lập dự án nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo nên 31% trong năm 2011.