-
Theo Bộ Công Thương, hiện trạng ứng dụng phong điện (điện gió) – một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng ở Việt Nam, hiện mới ở dạng ban đầu, với tổng công suất lắp đặt khoảng 9 MW, trong đó 7,5 MW đã nối lưới nhưng chưa có giá bán. Các turbine nhỏ quy mô gia đình (150-200 W) chủ yếu lắp đặt ở khu vực ngoài lưới.
-
Trong một bản báo cáo ra ngày thứ 6, Liên hợp quốc đã xếp Ấn Độ đứng thứ 5 trong số những nước sản xuất bình đun nước dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió lớn nhất thế giới. Bản báo cáo Xu hướng năng lượng sạch toàn cầu 2009 nói rằng, các nước đang phát triển đang đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới về năng lượng tái chế.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050)
-
Chiếc máy bay không người lái này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và dưới sự nghiên cứu của hãng QinetiQ. Dẫn lời người quản lý dự án là Jon Saltmarsh, hãng BBC cho biết Zephyr được thiết kế với khả năng bay không ngừng trong 2 tuần lễ. Thiết bị bay không người lái dùng quang năng được kỳ vọng cho rất nhiều ứng dụng trong tương lai ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự.
-
Sinh khối dưới dạng phụ phẩm qua công nghệ ép viên tạo thành viên nhiên liệu. Dưới tác dụng của nhiệt, viên nhiên liệu trở thành dạng chất đốt sạch, nhiệt trị cao, có thể sử dụng làm chất đốt cho nhiều loại lò công suất vừa và nhỏ hoặc sử dụng trực tiếp phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia đình. TS. Nguyễn Tường Vân, Viện trưởng viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy nông nghiệp – RIAM: “Mặc dù với ở giai đoạn nghiên cứu ứng dụng song viên nhiên liệu từ phế phẩm hứa hẹn mở ra thị trường lớn, góp phần giảm gánh nặng năng lượng quốc gia vừa đem lại hiệu quả tích cực về môi trường.
-
Không chỉ mang lại hiệu quả tiết kiệm điện, sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng bơm nhiệt còn an toàn cho người dùng do không dùng điện trực tiếp. Đặc biệt, nếu đa phần thiết bị làm nước nóng khác thường tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lượng lớn thì bơm nhiệt lại đem lại bầu không khí trong lành nhờ luồng khí mát tỏa ra trong quá trình trao đổi nhiệt.
-
Có thể nói, trong tương lai không xa xe hơi sẽ sử dụng một phần năng lượng thông qua công nghệ quang điện (PV), điều sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và xã hội.
-
Việc ứng dụng từ trường để làm lạnh được thông qua hiệu ứng nhiệt-từ trường (magnetocaloric), theo đó thay đổi từ trường trong vật liệu có thể khiến cho vật liệu đó lạnh hơn.
-
Một quy trình mới đang được thử nghiệm bởi các kỹ sư hóa học của Đại học Purdue, Mỹ nhằm tăng sản lượng hydro ở nhiệt độ tế bào nhiên liệu mà không cần sử dụng chất xúc tác.Thử nghiệm này hứa hẹn sẽ được ứng dụng ở loại xe chạy bằng hydro và các thiết bị điện tử cầm tay khác như máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị chẩn đoán y tế, máy khử rung tim, điện thoại di động và laptop. Nghiên cứu có thể thúc đẩy một quá trình mới này được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
-
Ông Trần Văn Tùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành cho biết, qua hệ thống năng lượng mặt trời nước được đun sôi ở nhiệt độ trung bình từ 28 đến 600c, sau đó được đưa vào bình chứa để sử dụng vào khâu vệ sinh mỡ cá trong quá trình chế biến. Nếu đun nước sôi bằng điện thông thường Công ty phải mất 36kWh/1m3 nước, trong khi sử dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời chỉ mất 2kWh điện để bơm nước
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Cacbon dioxit (CO2), thành phần chính của khí thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, là một trong những chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Tuy vậy, cacbon dioxit cũng có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giải khát, tách chiết các hợp chất hữu cơ.
-
Một khách sạn 188 phòng, công suất phòng 70% nhưng một tháng chỉ đóng có 170-200 triệu đồng tiền điện, trong khi khách sạn tương đương phải đóng tới 300 triệu đồng. Bí quyết nằm ở cách thiết kế, ứng dụng công nghệ “thông minh” vào tòa nhà
-
Nằm trong chương trình hỗ trợ tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang đã thực hiện nhiều hoạt động tích cực như: Tổ chức tập huấn, kiểm toán, thực hiện tiết kiệm năng lượng...
-
Vừa qua, MIT và công ty năng lượng Nstar (Mỹ) đã công bố dự án hiệu quả năng lượng cắt giảm 15% mức sử dụng điện năng trong 3 năm tới. Nếu thành công sẽ giảm được 34 triệu kilo-oát giờ tương đương với giảm được sử dụng điện trong 4500 hộ gia đình ở Massachusetts trong một năm.Tổng vốn đầu tư là khoảng 13 triệu đôla trong 3 năm.
-
Đèn Led với những tính năng và ứng dụng tuyệt vời của nó đã giúp người Hà Nội được chiêm ngưỡng thành phố xinh đẹp vào ban đêm theo cách riêng của mình. HAPULICO - tác giả của những tác phẩm ánh sáng của Thủ đô đã và đang hướng tới trong chiến lược kinh doanh của mình. Đặc biệt, đó còn là những cuộc tập dượt trước ngày HAPULICO và Thủ đô Hà Nội bước vào Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
-
Than được đốt cháy trong môi trường khí oxy nguyên chất thay vì trong không khí. Quá trình này tạo ra dòng khí chứa 90% khí CO2 và 10% hơi nước nên có thể dễ dàng chia tách. Phương pháp này có một bất lợi duy nhất là phải dùng rất nhiều năng lượng để loại bỏ khí CO2. SCCS cho biết một công nghệ mới mang tên Đốt cháy hóa chất tuần hoàn đang được nghiên cứu. Nếu thành công, quá trình này sẽ hầu như không tạo ra khí thải, và có thể được ứng dụng để cải tiến các nhà máy điện chạy than hiện tại.
-
Sử dụng những giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang trở thành giải pháp được một số nhà cung cấp công nghệ và doanh nghiệp ứng dụng hướng đến trong mục tiêu phát triển bền vững. Những giải pháp công nghệ xanh này cũng góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến sự biến đổi khí hậu.
-
Năng lượng mặt trời rất quen thuộc trong cuộc sống. Dưới đây là những thiết bị công nghệ rất ngộ nghĩnh với ứng dụng năng lượng mặt trời.
-
Hôm qua, ngày 12/5, Viện KHCN Xây dựng (IBST) đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Kinh nghiệm triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Liên minh Châu Âu và Bungari - ứng dụng phần mềm tính toán hiệu quả năng lượng trong điều kiện Việt Nam”.