Thứ sáu, 26/04/2024 | 13:06 GMT+7

Nhà vệ sinh tiết kiệm năng lượng: Tại sao không?

02/08/2010

Trên thực tế, nếu tiết kiệm được 1kWh điện chúng ta đã giảm được 0,5674kg CO2 thải ra môi trường, góp phần giảm được tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng là một trong những ưu tiên trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Cách nay 6 năm, Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM đã bắt đầu triển khai nghiên cứu xây dựng nhà vệ sinh thông minh (NVSTM) trang bị cho Trường Sa và các vùng hải đảo khác của Tổ quốc.

Trên thực tế, nếu tiết kiệm được 1kWh điện chúng ta đã giảm được 0,5674kg CO2 thải ra môi trường, góp phần giảm được tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng là một trong những ưu tiên trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Cách nay 6 năm, Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM đã bắt đầu triển khai nghiên cứu xây dựng nhà vệ sinh thông minh (NVSTM) trang bị cho Trường Sa và các vùng hải đảo khác của Tổ quốc.


nhavesinh.jpg

 Các nhà vệ sinh công cộng thông minh sẽ góp phần làm thành phố sạch hơn, vừa góp phần bảo vệ môi trường.


Chủ nhiệm đề tài Phan Trí Dũng vừa cho biết: “Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ này. NVSTM đã “sáng dạ” hơn các NVS khác ở chỗ nó đã tận dụng được năng lượng mặt trời để vận hành, nhờ một tấm pin điện mặt trời được lắp đặt trên nóc. Nguồn điện thu được từ tấm pin này sẽ được dùng vận hành hệ thống bơm nước, đèn chiếu sáng, đèn khử trùng và các thiết bị điện khác.

 

NVSTM có tới 12 chức năng tự động quan trọng như: dội nước sau mỗi lần sử dụng, khử mùi hôi và cung cấp khí thiên nhiên, rửa- sấy- làm sạch bệ ngồi, khử trùng bằng tia cực tím (khi không có người sử dụng), mở- tắt nước ở bồn rửa mặt, mở nhạc cho người sử dụng thư giãn…”.

 

NVSTM cũng sẽ không lấy nước ở nguồn nước sinh hoạt mà chủ động tích nước mưa trong một thùng ngầm chứa nước đặt bên dưới để sử dụng. Dĩ nhiên, nếu vị trí đặt NVS không thuận lợi cho việc lắp đặt thùng chứa nước ngầm, NVSTM sẽ được thiết kế một hình thức lấy nước khác. Đó là dùng công nghệ làm lạnh đột ngột hoặc nén ép không khí để tạo ra nước.

 

Chi phí cho công nghệ này sẽ đắt hơn chi phí lắp đặt thùng nước ngầm nhưng nó sẽ là giải pháp khả thi nhất trong trường hợp cần lắp đặt NVSTM trong những khu vực bảo tồn, không được đào xới như các khu di tích lịch sử, văn hóa…

 

Anh Phan Trí Dũng cho biết, NVSTM còn biết tự xử lý chất thải. Nước sẽ được xử lý thành nước loại A và cho bốc hơi ra không khí. Chất thải khác sau khi được xử lý sẽ cho lắng và nén lại. Dự kiến trong vòng 10 năm, hệ thống xử lý này mới hoạt động hết công suất và cần thay mới.

 

Theo anh Phan Trí Dũng, sản phẩm NVSTM này đang được các khách hàng Đức và khu vực Trung Đông quan tâm. Đặc biệt, các khách hàng ở Trung Đông rất thích công nghệ lấy nước từ không khí và sử dụng nước dội một cách tiết kiệm của NVSTM vì xứ họ rất ít mưa. Người Đức cũng đã ký một hợp đồng hợp tác đầu tư với anh Phan Trí Dũng.

 

Anh Phan Trí Dũng cũng cho biết, đã có khá nhiều doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo ở TPHCM đặt vấn đề hợp tác với anh. Các doanh nghiệp này bỏ tiền xây dựng các NVSTM, đổi lại, anh Phan Trí Dũng cho các doanh nghiệp đặt quảng cáo trên NVSTM. TPHCM sẽ không tốn chi phí xây dựng NVSTM. Vấn đề còn lại là sự ủng hộ của ngành chức năng trong việc hình thành hệ thống NVSTM trên địa bàn TP. Các hình thức quảng cáo sẽ do ngành chức năng kiểm soát các nội dung


Theo SGGP