Thứ bảy, 23/11/2024 | 01:52 GMT+7

Các quốc gia khu vực Châu Á tích cực tham gia chương trình tiết kiệm năng lượng

19/05/2010

Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thành lập. Từ đó đến này các công tác chung về TKNL được triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đem lại những thành quả lớn trong công tác tiết kiệm năng lượng.

Ở khu vực Châu Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia quan tâm sớm nhất đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


Hàn Quốc


Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc. Năm 1973 Hàn Quốc đã lập Ủy ban phát triển các chương trình và chính  sách tiết kiệm năng lượng (TKNL) bao gồm các Bộ có liên quan và ngay sau đó 1 năm, Luật quản l‎ý nhiệt đã được ban hành. Năm 1979 Luật sử dụng hợp l‎ý năng lượng ra đời ở đất nước này đã đặt nền móng cho các chương trình TKNL.


thuydien.jpg


Ngoài  đẩy mạnh tuyên truyền, Chính Phủ Hàn Quốc còn  đẩy mạnh các chính sách như: Khuyến khích tài chính, ưu  đãi thuế cho đổi mới thiết bị TKNL, các tòa nhà mới xây phải có cách nhiệt theo đúng tiêu chuẩn…


Cách làm sáng tạo nhất của chính sách TKNL Hàn Quốc chính là  việc thành lập công ty quản l‎ý năng lượng KEMCO hoạt động theo mô hình đặc biệt rất đáng học tập, vừa mang tính quản lý công ích, vừa mang tính kinh doanh. Năm 1994, trong tổng nguồn vốn hoạt động gần 500 triệu USD thì gần 50% là vốn tự có, Chính phủ tài trợ 38%, còn lại là huy động được từ doanh nghiệp. 

Trung Quốc


Với lợi thế là quốc gia có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào và giá rẻ nên mặc dù vấn  đề bảo tồn năng lượng đã được tính đến từ những năm 80 của thế kỷ trước song mãi sau đó chục năm Trung Quốc mới thực sự chú ‎ ý đến vấn đề này.


Hàng năm, Trung Quốc tiết kiệm được hàng chục triệu tấn năng lượng quy đổi thông qua các thể chế, chính sách như thiết lập hệ thống quản lý năng lượng từ Trung Ương đến địa phương; điều chỉnh hệ thống cơ cấu kinh tế hướng đến nền kinh tế có cường độ sử dụng năng lượng thấp; đi mới công nghệ, dần thay thế thiết bị tiêu tốn năng lượng; ban hành các tiêu chuản, quy phạm định mức TKNL…


Ấn Độ


Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB và Tổ  chức UNDP thì tiềm năng TKNL ở Ấn Độ là  20 đến 30%. Nguyên nhân của việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả ở nước này xuất phát từ  hai yếu tố cơ bản và cũng là những bất lợi trong sử dụng năng lượng mà Ấn Độ vấp phải. 


Thứ  nhất, Ấn Độ có cường độ năng lượng tương đối cao trong khu vực công nghiệp do công nghệ lạc hậu, thiếu vốn để đổi mới thiết bị, chính sách quản lý không theo hướng TKNL, chính sách giá không khuyến khích TKNL. Tiếp đến, với cường độ năng lượng tăng nhanh ở khu vực nông thôn cũng khiến nguồn năng lượng của nước này nhanh chóng tổn hao.


Trước thực tế trên, năm 1974 chính thức bắt tay xây dựng Luật TKNL và sửa đổi, bổ sung 14  luật hác liên quan đến năng lượng. Với những nỗ lực của Chính phủ, kể từ kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1993- 1998), mỗi năm Ấn Độ tiết kiệm được khoảng 6 triệu tấn dầu quy đổi và giảm mức tăng nhu cầu điện khoảng 5000 MW.


Nhật Bản


Là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển lại thiếu nguồn nhiên liệu tự nhiên nên công tác bảo tồn năng lượng sớm được quốc gia này chú trọng. 


Sau 6 năm khủng hoảng năng lượng lần thứ nhất, năm 1979, Nhật Bản đã ban hành luật TKNL. Một hệ thống đồng bộ được thiết lập từ Chính phủ - các Bộ/ ngành đến địa phương – các xí nghiệp nhà máy và các hộ tiêu thụ năng lượng.


1(1).jpg


Trong đó nhiệm vụ được phân chia và  giao trách nhiệm rõ ràng. Bộ Công Thương làm đầu mối  điều hòa, phối hợp các hoạt động TKNL. Bộ  Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn tòa nhà TKNL, hướng dẫn thiết kế xây dựng. Bộ Giao thông vận tải xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn TKNL cho các phương tiện ô tô, xe máy; xây dựng quy trình dán nhãn xe TKNL. Trung tâm bảo tồn năng lượng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động, dịch vụ, tư vấn về TKNL theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.


Khu vực  Đông Nam Á


Trong khu vực, Thái Lan là quốc gia chú ‎ ý đến vấn đề TKNL khá sớm. Chương trình TKNL thứ nhất của nước này được bắt đầu từ năm 1982 với hàng ngàn xí nghiệp được kiểm toán năng lượng, chính sách khuyến khích tài chính được áp dụng. Trung tâm bảo tồn năng lượng Thái Lan (ECCT) được thành lập năm 1987 hoạt động như một tổ chức hỗ hợp giữa nhà nước và tư nhân. Một trong những kết quả đạt được của chương trình TKNL là, hàng năm tiết kiệm được khoảng 30 nghìn tấn dầu TOE.


Tuy vậy, phải đến năm 1992 khi Luật “ Thúc đẩy bảo tồn năng lượng” ra đời, các hoạt động TKNL ở Thái Lan mới thực sự có chuyển biến rõ rệt.


Tiếp  đến, Indonesia cũng là nước sớm quan tâm đến công tác bảo tồn năng lượng. Năm 1979, Chính phủ Indonesia đã tổ chức chương trình TKNL. Năm 1987 thành lập cơ quan TKNL KONEBA với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới WB. Tuy nhiên, với đặc thù là có giá năng lượng rẻ lại là nước xuất khẩu dầu, khí, than đá nên vấn đề TKNL ở Indonesia cũng không cấp bách như ở nhiều quốc gia khác.


Tại  Philipin, vấn đề TKNL lại trở thành bộ phận quan trọng của chính sách năng lượng quốc gia bởi nước này thiếu năng lượng trầm trọng. Ngay từ những năm 1980, Cục Năng lượng đã được giao nhiệm vụ quản l‎ ý, bảo tồn năng lượng. Hàng loạt Trung tâm quản l‎ ý , bảo tồn năng lượng ra đời. Nhờ chương trình TKNL thông qua một số biện pháp mà hàng năm Philipin tiết kiệm được hàng ngàn tấn dầu quy đổi.


Ở Việt Nam, trước năm 2002, công tác quản l‎ý năng lượng nói chung và TKNL nói riêng còn thiếu tập trung do chưa có cơ quan quản l‎ý. Sau Nghị định 102/2003 NĐ-CP vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mới chính thức được quan tâm. Các nghị định, văn bản luật về TKNL được ban hành. Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thành lập. Từ đó đến này các công tác chung về TKNL được triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đem lại những thành quả lớn trong công tác tiết kiệm năng lượng.  


Trần Linh