Thứ bảy, 23/11/2024 | 09:20 GMT+7
Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng Bộ Công thương, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng năng lượng lãng phí trong hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế còn khá cao. Cụ thể như ngành xi măng là 50%, nông nghiệp 50%, gốm 35%, ngành dệt 30%, phát điện than và tòa nhà thương mại 25%, thép và chế biến thực phẩm 20%...
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tỷ lệ lớn nguồn năng lượng sử dụng bị tiêu hao bị lãng phí như công nghệ sản xuất lạc hậu, dây chuyền sản xuất sắp xếp không hợp lý… nhưng đáng kể nhất là doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc tận dụng, tái sử dụng nguồn năng lượng phát sinh trong sản xuất.
Ông Kan Trakulhun, Chủ tịch, CEO Tập đoàn SCG Thái Lan cho biết, đơn cử như trong hoạt động sản xuất của ngành xi măng có thể phát sinh ra một lượng nhiệt lớn lên đến 300°C. Sức nóng trên đủ để có thể tận dụng sản xuất ra điện phục vụ lại cho sản xuất của nhà máy nhưng hầu như các nhà máy xi măng tại Việt
Mới đây, SCG vừa công bố kế hoạch đầu tư hệ thống phát điện bằng nhiệt thải (viết tắt WHG) cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Theo đó, mỗi doanh nghiệp chỉ cần lắp đặt thêm công nghệ WHG để tận dụng hơi nóng thải của tháp giải nhiệt và nhà làm lạnh linker để đẩy turbine chạy và tạo ra điện năng.
Sau đó, nguồn điện năng này sẽ được nối với máy phát điện để cung cấp điện cho hệ thống máy móc dùng trong các phân xưởng, nhà máy. Theo tính toán của SCG, nếu một nhà máy sử dụng hệ thống này sẽ sản xuất ra được lượng điện năng khoảng hơn 90 MW/năm, giảm được 300.000 tấn khí thải CO2 hàng năm. Ông Kan Trakulhun chia sẻ, sử dụng ít năng lượng không chỉ tiết kiệm chi phí cho chính doanh nghiệp, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới đang bị suy thoái, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc giảm khí thải CO2, nguyên nhân làm trái đất nóng lên.
Không chỉ vậy, tại Nhà máy gỗ Shing Mark, tỉnh Bình Dương vừa đưa vào ứng dụng công nghệ tận dụng nhiệt thải từ hệ thống ống khói thải để làm điều hòa không khí. Ông Liu Yong, Giám đốc Công ty EBARA tại Việt Nam cho biết, Nhà máy gỗ Shing Mark chuyên sản xuất gỗ xuất khẩu. Do đó, trong quá trình sản xuất thường phát sinh rất nhiều gỗ vụn. Loại gỗ này hoàn toàn có thể tận dụng đưa vào lò hơi để đốt tạo nhiệt năng.
Sau đó, lượng nhiệt năng sẽ được chuyển vào một máy làm lạnh kiểu hấp thu Lithium Bromide để chuyển hóa thành nguồn nhiệt độ thấp 70C phục vụ cho nhu cầu điều hòa không khí. Ông Liu Yong lý giải, thông thường tại những ống khói thải sinh nhiệt rất cao. Chỉ cần quấn ống bên ngoài ống khói thải để thu hồi nhiệt thải chuyển sang làm nóng nước. Khi nhiệt độ nước nóng lên khoảng 800C được chuyển qua hai công đoạn làm bay hơi.
Sau đó, hơn nóng được đưa đến công đoạn làm lạnh chân không. Kết thúc công đoạn này sẽ sinh ra hơi lạnh khoảng 70C. Điều đáng nói là quy trình hoạt động của máy làm lạnh này không sử dụng điện. Mặt khác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 98% nhu cầu sử dụng điện cho điều hòa không khí.
Trên thực tế, công nghệ máy làm lạnh mới có xuất xứ từ Nhật Bản này đã được ứng dụng tại nhiều nhà máy tại TPHCM, Đồng Nai. Chi phí mỗi máy khoảng 30.000 USD (tùy công suất máy lắp đặt), nhưng chỉ trong vòng khoảng 2 năm thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hồi lại vốn.
Có thể nói, hiện có rất nhiều giải pháp tận dụng nhiệt thải để tạo ra năng lượng, nhưng cho đến nay rào cản lớn nhất là ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao. Hầu hết họ đều cho rằng thêm đầu tư là tăng thêm chi phí.
(Theo: SGGP)