Thứ tư, 15/01/2025 | 11:18 GMT+7

Trường tiểu học đầu tiên ở châu Á được chứng nhận LEED Platinum

04/12/2021

Trường tiểu học Namasia Minquan (Đài Loan) mới đây đã được trao chứng nhận công trình LEED Platinum bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC).

Trường tiểu học Namasia Mincyuan (Đài Loan) mới đây đã được trao chứng nhận công trình LEED Zero Energy bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC). Được biết ngôi trường đã bị tàn phá bởi cơn bão Morakot vào một thập kỷ trước. Công trình được xây dựng lại với sự tài trợ của Delta, công ty chuyên cung cấp các thiết bị và giải pháp về năng lượng cho các công trình dân dụng và công nghiệp. 

Với chứng nhận này, trường tiểu học Namasia Mincyuan trở thành cơ sở giáo dục đầu tiêu tại châu Á được công nhận là tòa nhà không tiêu thụ năng lượng hóa thạch và phát thải bằng không, hay còn gọi là “zero energy”.

Khuôn viên trường tiểu học Namasia Mincyuan. Ảnh: Delta.

Mặc dù số lượng học sinh đã tăng gấp đôi so với thời điểm mới thành lập trường, nhưng mức tiêu thụ năng lượng trong ba năm gần đây nhất đã giảm xuống bằng không nhờ các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, một hệ thống điện mặt trời được lắp đặt để phục vụ các nhu cầu sử dụng điện. Ngoài ra, Delta cũng lắp thêm hệ thống lưu trữ năng lượng giúp tích trữ năng lượng dư thừa vào ban ngày để phát vào ban đêm và dành cho các thiết bị công nghệ thông tin. Hệ thống quản lý năng lượng xanh được tích hợp để tăng cường hiệu quả sử dụng điện cho toàn bộ khuôn viên ngôi trường. 

Theo ông Wim Chang, Giám đốc điều hành Quỹ Điện tử Delta, đây là một dự án thuộc chuỗi sáng kiến “Bảo tồn bền vững, nuôi dưỡng cuộc sống” nhân kỷ niệm 50 năm thành lập công ty. 

“Bảo tồn bền vững” đề cập đến nỗ lực tăng cường hiệu quả năng lượng và tiết kiệm. Trong khi “Nuôi dưỡng cuộc sống” mang ý nghĩa bảo vệ môi trường. Tại trường tiểu học Namasia Mincyuan, Delta đã thực hiện các thiết kế tiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, như hệ thống tấm quang năng để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, hệ thống quản lý năng lượng, thiết bị lưu trữ để tích hợp, lưu trữ và quản lý năng lượng được tạo ra.”, ông Wim Chang nói. 

Ngôi trường đã được ứng dụng thiết kế không tiêu tốn năng lượng, tận dụng các điều kiện tự nhiên nhằm tận dụng tối đa năng lượng mặt trời và giảm phát thải cho toàn bộ cụm công trình. Ảnh: Delta. 

Trường tiểu học Minquan bắt đầu xây dựng lại từ năm 2009 với nguồn tài trợ từ Delta và Quỹ điện tử Delta. Dự án được thiết kế và giám sát bởi hai kiến ​​trúc sư danh tiếng Ying-Chao Kuo và kiến ​​trúc Bio Formosana. Trước khi được chứng nhận LEED Platinum, công trình đã được chứng nhận xanh EEWH Diamond của Đài Loan. 

Dựa trên số liệu được thu thập từ tháng 8 năm 2020, hệ thống điện mặt trời ở đây có thể tạo ra sản lượng điện hàng năm khoảng 21.503 kWh, cao hơn tổng tiêu thụ 300kWh (21,323 kWh). Với các tài liệu liên quan, trường này đã vượt qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt của USGBC và trở thành trường đầu tiên đạt chứng chỉ LEED Zero Energy ở Châu Á.

Ngoài chức năng học thuật, ngôi trường cũng được thiết kế như một trạm trú ẩn trong những dịp khẩn cấp. Trong thời gian diễn ra bão, sạt lở, trường Namasia Mincyuan đã được sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn cho 6.500 người dân địa phương. 

Dự án đã được trình diễn tại các sự kiện bên lề Hội nghị COP21 và mới đây nhất là COP26, như một ví dụ tiêu biểu cho các công trình kiến trúc không phát thải carbon. Công trình đã nhận được sự tán thưởng nhiệt tình bởi nhiều đại diện các tổ chức, cơ quan chính phủ tham dự. 

Delta Electronics là doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chuyển mạch, quản lý nhiệt và giải pháp, hệ thống tiết kiệm năng lượng thông minh trong lĩnh vực dân dụng, công nghiệp, công trình xây dựng, hạ tầng viễn thông, trung tâm dữ liệu. Đồng thời cung cấp các giải pháp năng lượng tái tạo như hệ thống quang năng, lưu trữ và quản lý năng lượng…

Từ năm 2006 đến nay, Delta và Quỹ điện tử Delta đã xây dựng 29 công trình xanh trên toàn thế giới, bao gồm các cơ sở tư nhân, trường học, trung tâm dữ liệu... Theo thống kê, các công trình này đã tiết kiệm được khoảng 18,48 triệu kWh điện riêng trong năm 2020, tương đương giảm 11.685 tấn khí thải CO2. Để quản lý năng lượng hiệu quả, các công trình được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như IoT, điện toán biên, cảm biến thông minh... để quản lý hiệu quả hệ thống thiết bị an ninh, chiếu sáng, hệ thống cung cấp và giám sát năng lượng, chất lượng không khí theo hướng tăng cường bảo tồn năng lượng và giảm phát thải carbon.

Giang Nguyễn  (Theo Prnewswire)