Thứ tư, 15/01/2025 | 18:20 GMT+7

Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng lò vi sóng

03/09/2013

lò vi sóng và lò nướng là các thiết bị điện công suất lớn chiếm khoảng 10% điện năng hàng tháng nên việc sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện trong gia đình.

Lò vi sóng đang ngày càng phổ biến trong các căn bếp gia đình do sự tiện lợi mà nó mang lại. Ngoài chức năng nấu bằng vi sóng, các loại lò đời mới còn có thêm chức năng nướng. Do lò vi sóng và lò nướng là các thiết bị điện công suất lớn chiếm khoảng 10% điện năng hàng tháng nên việc sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện trong gia đình.

4d67d5b17_download_12.jpg

Lựa chọn lò vi sóng
  • Nên chọn lò phù hợp với số người trong gia đình. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn loại lò theo số lượng người trong gia đình:

Dung tích lò (Lít)

Số người trong gia đình

Công suất vi sóng (W)

Công suất nướng (W)

Dưới 20

ít hơn 3

600 – 750

800 – 900

20 – 23

3 – 5

700 – 900

900 – 1200

26 – 28

5 – 6

800 – 1000

1000 – 1400

30 – 32

6 – 8

850 – 1100

1000 – 2000

Trên 40

Trên 8

900 – 1200

1100 – 2500

  • Không nhất thiết phải mua lò có công suất cao, dung tích lò và các chức năng nấu quan trọng hơn là công suất;
  • Hiện nay, trên thị trường đã có các loại lò vi sóng sử dụng biến tần (inverter), các loại lò này thường có giá thành cao hơn loại không dùng biến tần có cùng dung tích. Ngoài việc điều khiển nhiệt chính xác để nấu món ăn nghon hơn, lò vi sóng sử dụng biến tần còn giúp tiết kiệm điện.
Sử dụng lò vi sóng
  • Không đặt lò gần các đồ điện khác để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này. Nếu đặt lò trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò, đặc biệt là với lò có chức năng nướng;
  • Nên dùng đồ đựng thức ăn (bát, đĩa, cốc…) bằng sứ, thủy tinh không quá dày vì sẽ hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín;
  • Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi nấu bằng lò, khi món ăn quá khô, có thể vẩy một ít nước sạch vào đồ ăn;
  • Khi nấu, nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dày quay ra ngoài. Nên thái/cắt/chặt thực phẩm thành các miếng có kích thước bằng nhau để thực phẩm dễ chín đều, tiết kiệm thời gian lò hoạt động;
  • Nên sử dụng các chương trình nấu được cài đặt sẵn vì đã được tối ưu hóa;
  • Nhập chính xác khối lượng thực phẩm khi rã đông, nấu theo chương trình (tùy vào phần mềm của từng loại lò) để quá trình nấu được tối ưu;
  • Hạn chế dùng chức năng rã đông thực phẩm bằng cách lên kế hoạch nấu nướng hợp lý, ví dụ nếu định nấu món thịt quay cho bữa tối thì buổi sáng trước khi đi làm hãy bỏ miếng thịt định quay từ ngăn đá của tủ lạnh xuống ngăn mát hoặc bỏ hẳn ra ngoài. Như thế quá trình rã đông sẽ diễn ra tự nhiên, đồng thời tiết kiệm điện cho lò vi sóng và cả tủ lạnh;
  • Khi dùng chức năng nướng, nên để thực phẩm thật khô (hoặc ráo nước) rồi hãy nướng. Khi nướng thịt, cá nên bọc thực phẩm bằng giấy bọc kim loại chuyên dụng để tăng khả năng truyền nhiệt;
  • Thường xuyên vệ sinh bên trong lò sạch sẽ.
Mai Anh