Thứ bảy, 23/11/2024 | 00:11 GMT+7
Công trình điện mặt trời do Viện Vật lý thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện theo mô hình “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” vừa đưa vào hoạt động từ đầu tháng 6 đến nay tại Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đây được coi là giải pháp hiệu quả và thiết thực trong thời điểm hiện tại, khi việc cung cấp điện thường xuyên bị gián đoạn.
Công nghệ mà nhóm nghiên cứu thuộc Viện Vật lý TP.HCM thiết kế và phát triển công nghệ SIPV (Smart intergrated photovoltaic) đảm bảo hòa lưới một chiều, chống mất điện và có khả năng mua điện giá rẻ của EVN.
Hệ thống điện mặt trời “Bệnh viện điện mặt
trời nối lưới” có
tổng giá trị trên 720 triệu đồng, trong đó Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ
50%,
Viện Vật lý TP.Hồ Chí Minh 160 triệu đồng, số còn lại UBND TP.Tam Kỳ đầu
tư.
Bác sĩ Phạm Hồng Yên, Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ,
tỉnh Quảng
Trung tâm Y tế TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với quy mô hơn 100 giường bệnh, mỗi ngày có khoảng 400-500 người tới khám và chữa bệnh. Trong khi mùa nắng nguồn lưới điện quốc gia không ổn định và cắt định kỳ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám và chữa bệnh, thì hệ thống điện mặt trời là giải pháp ưu tiên để lãnh đạo thành phố và Ban giám đốc Trung tâm Y tế thành phố lựa chọn.
Mô hình “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” là một bước nhảy vọt của kỹ thuật điện mặt trời Việt Nam, không chỉ giúp cho việc hòa lưới điện quốc gia nhằm khai thác nguồn điện mặt trời siêu sạch tại chỗ, giảm chi phí điện năng mà còn tự động cung cấp nguồn độc lập khi lưới điện gặp sự cố, cắt điện định kỳ, điện chập chờn. “Bệnh viện điện mặt trời nối lưới” bảo đảm tính hiệu quả cho mọi kỹ thuật dịch vụ y học tiên tiến cũng như chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.