Thứ tư, 01/05/2024 | 23:02 GMT+7

Châu Âu hỗ trợ Châu phi khai thác năng lượng mặt trời

05/06/2015

Một dự án tình nguyện đã thành công trong việc đem điện đến các trường tiểu học tại vùng nông thôn Zambia bằng cách kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ lưu trữ năng lượng.

Một dự án tình nguyện đã thành công trong việc đem điện đến các trường tiểu học tại vùng nông thôn Zambia bằng cách kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ lưu trữ năng lượng. 

Dự án được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa Đội sinh viên tình nguyện Swansea, Anh và Tổ chức dinh dưỡng Siavonga, Zambia, nhằm cung cấp cho các trường học tại Nam Phi năng lượng chiếu sáng. Đồng thời, cho phép giáo viên sử dụng máy tính để giảng bài mà không kết nối với lưới điện quốc gia vốn có biên độ phủ sóng khá hạn chế.

Những tấm năng lượng mặt trời có công suất 80W và pin a-xít chì tự chế đã được sử dụng để thắp sáng những chiếc máy tính mini Raspberry Pi. Đây là sản phẩm máy tính siêu tiết kiệm năng lượng và được thiết kế dành riêng cho những vùng nghèo khó tại các nước đang phát triển châu Phi.

Christine Watson, Giám đốc sáng lập chương trình đối tác Swansia – Siavonga, khẳng định: “Những hỗ trợ từ Đội tình nguyện đến từ xứ Wales trong dự án năng lượng mặt trời này đã đem lại lợi ích thiết thực đối với sự phát triển của cộng đồng Siavonga nghèo khó của chúng tôi. Không chỉ vậy, những hiệu quả này dự án đem lại còn rất bền vững và thân thiện với môi trường.”

Trong khi đó, đối tác phía Châu Âu bày tỏ: “Hiện nay, trên thế giới có hơn 1 tỷ người không có khả năng tiếp cận với điện. Lưu trữ năng lượng là giải pháp đầy tiềm năng để tạo ra những biến đổi về sinh kế để họ có thể tiếp cận với ánh sáng và văn minh. Bằng cách kết hợp giữa công nghệ lưu trữ năng lượng thế hệ mới và năng lượng tái tạo, các cộng đồng giờ đây có thể tiếp cận với điện một cách dễ dàng hơn mà không cần phải kết nối với lưới điện quốc gia.”

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế , hơn 67% cư dân vùng Hạ sa mạc Sahara chưa có điện. 85% trong số họ sống ở những khu vực nông thông nghèo khó không thể tiếp cận với lưới điện quốc gia. Để giải quyết tình trang này, vùng hạ Sahara cần khoảng 300 tỷ đô la đầu tư xây dựng hệ thống phát điện và truyền tải điện năng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Thành công từ các dự án như trên có thể là giải pháp hữu hiệu để sớm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của khu vực này. Hiện nay, trên toàn châu Phi đã bắt đầu triển khai các dự án lưu trữ năng lượng với sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức và doanh nghiệp châu Âu.

Anh Tuấn (Theo Click Green)