Thứ hai, 06/05/2024 | 03:15 GMT+7

Phương Tây: Suy thoái kinh tế ảnh hưởng tới năng lượng xanh

27/09/2011

Tốc độ tăng trưởng năng lượng sạch hàng năm khoảng 25% tại một số nước phương Tây là nhờ vào trợ cấp lớn của chính phủ. Các nước Tây Âu đã có đủ khả năng để hỗ trợ năng lượng sạch. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Nam Âu như Tây Ban Nha và Hy Lạp có thể lây lan sang các nền kinh tế mạnh của châu Âu.

Chính phủ phương Tây cắt giảm chi tiêu công để đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu khiến ngành công nghiệp năng lượng sạch phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài trợ.

Việc hạ cấp tín dụng ở Mỹ theo đánh giá của Standard & Poor và các vấn đề kinh tế hiện nay đang khiến ngày càng nhiều các quốc gia phương Tây đặt câu hỏi lớn về nguồn tài chính cho các dự án năng lượng sạch trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng năng lượng sạch hàng năm khoảng 25% tại một số nước phương Tây là nhờ vào trợ cấp lớn của chính phủ. Các nước Tây Âu đã có đủ khả năng để hỗ trợ năng lượng sạch. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Nam Âu như Tây Ban Nha và Hy Lạp có thể lây lan sang các nền kinh tế mạnh của châu Âu. Hai nước đang dẫn đầu về năng lượng sạch ở châu lục này là Đức và Ý đã cắt giảm trợ cấp. Cụ thể, Đức cắt giảm trợ cấp năng lượng mặt trời năm 2010, Ý cũng đã giới hạn trợ cấp cho nguồn năng lượng này. Điều này đồng nghĩa với việc một số đề án sẽ không được thực hiện.

cc7330e80_windfarm.jpg

Ngành công nghiệp năng lượng sạch sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ bởi suy nghĩ của các nhà đầu tư rằng các dự án phong năng và quang năng là những đề án thực sự không có tính thương mại, được sinh ra từ công nghệ lạc hậu và chủ nghĩa lý tưởng mơ hồ. Điều này sẽ kéo lùi 25 năm phát triển của ngành công nghiệp năng lượng sạch và xóa đi nhiều giá trị của lĩnh vực này trên khắp thế giới.


Tuy nhiên, khó có thể đổi lỗi cho việc hạ cấp tín dụng Mỹ và các sự kiện tiếp diễn đã gây ra sự quyết tâm cắt giảm trợ cấp năng lượng sạch ở phương Tây trong năm 2010 khi mà nhiều nhà phân tích trên toàn thế giới tổ chức rằng suy thoái ở phương Tây đã sắp kết thúc. Ngay cả trước khi xảy ra biến động tài chính nhưu hiện nay, số lượng các tua bin gió được lắp đặt đã lần đầu tiên giảm hồi năm ngoái sau 20 năm tăng trưởng. Tại Mỹ, con số này giảm đi một nửa.

Vấn đề cơ bản nằm ở sự phụ thuộc của ngành công nghiệp năng lượng sạch vào trợ cấp. Các chính phủ chỉ nói về tầm quan trọng của việc áp dụng năng lượng sạch, trong khi đó, các khoản ưu tiên của họ nói chung là dành cho những lĩnh vực khác. Nếu tình hình tài chính hiện nay biến động xấu như đánh giá của một số nhà phân tích, một vài chính phủ sẽ phải băn khoăn nhiều trong việc giảm trợ cấp năng lượng sạch khi mà chúng có thể giúp cắt giảm chi tiêu trong những khoản khác các chương trình y tế công cộng và phúc lợi.

Trong điều kiện biến động về thứ bậc, các nhà đầu tư thường thích trở thành cổ đông trong các công ty chuyên cung cấp các công nghệ năng lượng sạch với nguy cơ rủi ro thấp và có thể xây dựng một cách nhanh chóng trước khi đợt suy thoái tiếp theo xảy ra. Điều này dẫn đến một vòng tròn luẩn quẩn nơi mà các công ty thiếu các công nghệ mới, mang tính đột phá tiếp tục đòi hỏi trợ cấp từ chính phủ.

Nếu nền kinh tế toàn cầu không phát triển, rất khó để chính phủ có thể tiếp tục đứng ra bảo lãnh cho các dự án và các công ty làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, nếu chính phủ không muốn rút lại các khoản đã đầu tư lớn trước đây vào các dự án và các công ty, họ sẽ phải tìm cách đổ tiền vào năng lượng sạch. Thay vì trợ cấp cho nó, chính phủ có lựa chọn là thông qua luật đòi hỏi nhiều sản lượng năng lượng từ nguồn sạch hơn.

Điều này nghe chừng có vẻ là một giải pháp đơn giản cho vấn đề trợ cấp, song nhiều người có đủ thông minh để thấy rằng các loại luật này chỉ đơn thuần là các hình thức trợ cấp từ phía các tập đoàn lớn. Trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng, công thức này có khả năng giành nhiều phiếu thuận, nhiều người trong số họ có thể cảm thấy rằng ảnh hưởng của khí thải carbon từ các công ty đa quốc gia lớn cần được cắt giảm. Tuy nhiên, trong thời gian kinh tế bị xáo trộn, điều ngược lại có thể đúng. Điều này có vẻ như sẽ không xảy ra nếu các công ty gây môi trường môi trường không được yêu cầu sản xuất năng lượng từ các nguồn sạch và có thể phải ngừng tuyển dụng nhân viên hoặc thậm chí sa thải nhân viên để tuân thủ đúng pháp luật.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân lớn nhỏ trên toàn thế giới vẫn có thể gây ảnh hưởng đến các chiến lược chính sách năng lượng sạch của chính phủ phương Tây. Bằng cách tiếp tục mua cổ phần của các công ty năng lượng sạch thực thụ, các nhà đầu tư có thể không chỉ giúp hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng sạch mà còn lại giúp đỡ các công ty nhỏ hơn với tổng phí thấp hơn.

Lê My (theo thenational.ae)