Một phương pháp phát triển vật liệu nhiệt điện mới có tiềm năng chuyển đổi nhiệt công nghiệp thành điện năng được các nhà nghiên cứu đến từ Đại học tổng hợp Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia MISIS đề xuất.
Đề tài “Ứng dụng mô hình điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa” do Thạc sĩ Lê Xuân Hải - Trung tâm Thông tin và ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN Khánh Hoà làm chủ nhiệm được đánh giá đã giải quyết bài toán tiết giảm điện năng tiêu thụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể hóa mục tiêu giảm phát thải nhà kính về 0 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ngày 25/04/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp với Dự án IEEP, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL).
Giảm thời gian và số lần dừng máy, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và năng lượng cho doanh nghiệp, phần mềm Vietsoft Ecomaint hiện được áp dụng ở nhiều lĩnh vực như cơ khí, hóa chất, dược phẩm, thực phẩm, bao bì, nhựa, …
Sơn phủ RARE làm mát mái nhà, mang lại hy vọng là giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hàng triệu ngôi nhà và công trình. Được phát triển bởi nhóm nhà khoa học tài năng từ Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), sản phẩm này đang thu hút sự chú ý với khả năng giảm nhiệt và tiết kiệm năng lượng độc đáo của mình.
Nhằm mục đích cung cấp một giải pháp thay thế sơn thông thường và giúp tiết kiệm năng lượng toàn cầu, các nhà khoa học của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại sơn có độ phát xạ thấp với nhiều màu sắc khác nhau. Kết quả được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Trên nền tảng của chương trình Patch Manager Plus, nhóm nghiên cứu của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) đã phát triển thêm tính năng tuy đơn giản, nhưng rất hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Điện lực Bình Định sẽ xác định sự cố về mạng lưới điện nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
Amorphous, máy biến áp tổn hao thấp được xem là công nghệ “xanh”, giảm đến 75% tổn thất điện năng so với các máy sử dụng lõi thép thông thường, vùa được ứng dụng trên lưới điện thành phố Đà Nẵng.
Một nhóm kỹ sư cơ khí tại Đại học Beihang, Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc và Đại học Houston của Mỹ đã phát hiện ra rằng có thể thu được một lượng điện nhỏ bằng cách ép liên tục các miếng xơ mướp đã được xử lý.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của GS Abha Misra tại Khoa Thiết bị và Vật lý Ứng dụng (IAP), Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) đã thiết kế một siêu tụ điện có khả năng lưu trữ lượng điện tích khổng lồ.
Biến tần ngày càng được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng góp phần cải thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tập đoàn Schneider Electric vừa thông báo kế hoạch ra mắt EcoStruxure Resource Advisor Copilot, một ứng dụng AI hội thoại được thiết kế để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương tác với dữ liệu năng lượng và dữ liệu bền vững một cách nhanh chóng.