-
Một công nghệ hàn mới dùng để chế tạo đường ống áp lực phục vụ cho công trình thủy điện vừa và nhỏ vùa được đưa vào áp dụng thành công tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị hàn tự động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay” do TS Hoàng Văn Châu – Viện nghiên cứu cơ khí làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu sáng 11/9 tại Hà Nội.
-
Khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước, ưu điểm dễ thấy nhất của phong điện là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng. Dưới đây là hình ảnh và thông tin về một số trạm phong điện trên thế giới...
-
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ quan liên quan hoàn thiện, trình dự thảo Quy hoạch khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, Campuchia.
-
Năm 2030, nhà máy điện nhiệt hạch sẽ ra đời. 12 nhà máy điện loại này sẽ cung cấp 1 nghìn tỉ watt điện (khoảng 1.000 lần công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình) vào năm 2100.
-
Năng lượng mặt trời, một nguồn năng lượng vô cùng dồi dào dường như vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, những điều chúng tôi ghi nhận được về những giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời có thể là một lời giải khá hữu hiệu trong thời điểm nguồn nước cho thủy điện ngày càng bất ổn, nhiên liệu dự trự đã dần cạn kiệt.
-
Biên bản thỏa thuận tập trung vào những vấn đề quan trọng về năng lượng trong thời gian tới như thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa các hợp tác kết nối lưới điện ba nước (dự án chung), đặc biệt là dự án liên kết mức 230 kV và 500 kV; hỗ trợ khai thác khả năng phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong trên cơ sở đảm bảo môi trường, hệ thống sinh thái và xã hội
-
Đường dây 220 kV Buôn Kuôp - Đăk Nông dài 85 km, đi qua 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, là một trong những dự án truyền tải điện kết nối các nhà máy thủy điện trên khu vực Tây Nguyên
-
Nhà máy có công suất 210 MW với sản lương điện hàng năm 815 triệu kWh được xây dựng tại huyện Tây Giang và Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
-
hính phủ Lào hiện đã có kế hoạch xây dựng 55 đập thủy điện trên những con sông cắt ngang Thái Lan và Việt Nam. "Nếu có thể phát triển tất cả các nguồn năng lượng này, Lào có thể trở thành “cục pin của Đông Nam Á” - Bộ trưởng Công thương Lào Nam Viyaketh khẳng định. Ông còn cho biết “Lào có thể bán năng lượng cho các nước hàng xóm và trở nên giàu mạnh”.
-
Liên doanh mới - bắt đầu vào hoạt động từ tháng 1/2011 với tỷ lệ góp vốn Hitachi 50%, Mitsubishi Heavy và Mitsubishi Eletric 50% - sẽ tập trung vào các lĩnh vực tiếp thị, lắp đặt vào bảo trì sau lắp đặt hệ thống thủy điện, cũng như thiết kế và phát triển các thiết bị sử dụng trong nhà máy thủy điện như tuabin thủy lực, máy phát điện, hệ thống điều khiển.
-
Con đường gồ ghề đưa chúng tôi vào Thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) càng trở nên khó đi hơn vì bụi mịt mù làm hạn chế tầm nhìn. Giữa miền Tây xứ Nghệ nắng nóng gay gắt, gió phơn thổi mạnh bỏng rát da thịt, nhưng những công nhân vẫn làm việc liên tục 3 ca/ngày để đáp ứng tiến độ. Là thủy điện lớn thứ hai ở khu vực Bắc Trung bộ, Nhà máy thủy điện Hủa Na khi vào vận hành sẽ đóng góp sản lượng điện đáng kể, góp phần cải thiện tình hình cung cấp điện năng trong vùng.
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
-
GS.VS Trần Đình Long, phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, lượng điện năng từ thủy điện chiếm tới trên dưới 40% tổng điện năng của toàn quốc, nên khi thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra, thiếu nước, đặc biệt khi mực nước các hồ xuống quá thấp thì sẽ gây thiếu hụt tương đối lớn điện năng của cả hệ thống.
-
Sau 8 ngày vận hành không tải an toàn, đạt các thông số kỹ thuật, vào lúc 11h15 ngày 25/6, tổ máy số 1 Thủy điện Sê Rê Pốc 3 công suất 110 MW chính thức phát điện lên lưới điện quốc gia, sớm hơn kế hoạch phê duyệt của Chính phủ 5 ngày. Việc tổ máy phát điện sớm hơn kế hoạch, mỗi ngày sản xuất sản lượng điện với giá trị làm lợi trên 2 tỉ đồng.
-
Tiết kiệm năng lượng có thể trở thành điểm mấu chốt để doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay ở nhiều nước châu Á, nhu cầu về điện tỷ lệ nghịch với khả năng cung cấp nguồn điện do các hồ thủy điện cạn nước nên các nhà máy chưa phát huy hết công suất. Vì thế, đòi hỏi tiết kiệm điện là một điều bắt buộc.
-
Braxin đã công bố 1 cuộc đấu thầu sắp tới cho 14,000 MW điện từ năng lượng tái chế, trong đó 10.000 MW từ các tuabin gió, 3000 MW từ năng lượng sinh khối và 1000 MW từ các dự án thủy điện quy mô nhỏ. Hai loại đấu thầu đã được kết hợp: một loại hướng đến mạng lưới điện quốc gia, và một loại là đấu thầu “dự bị”.
-
Hạn hán kéo dài, mực nước các hồ thủy điện xuống thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt cho các địa phương trên cả nước. Khắc phục khó khăn này, tỉnh Nam Ðịnh đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tiết kiệm điện, coi đây là nhiệm vụ cấp bách trong thời điểm hiện nay.
-
Nhà máy trên sẽ chạy bằng điện từ các nguồn năng lượng tái sinh như gió, năng lượng mặt trời và thủy điện. Nhà máy này sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào đầu năm 2012 với công suất ban đầu là 170.000 chiếc/năm và sau đó sẽ mở rộng lên 400.000 chiếc”./.
-
Một “nhà máy thủy điện” gọn nhẹ, có thể mang trên vai như túi xách vừa được công ty Bourne Energy có trụ sở ở Malibu, bang California, chuyên sản xuất các hệ thống thủy điện. Mới đây, Bourne Energy đã cho ra đời một “nhà máy thủy điện” đủ nhỏ để mang theo người. Nặng gần 14 kg, Backpack Power Plant (BPP) có thể tạo ra 500 watt điện từ các dòng nước sâu ít nhất 1,2 mét.