-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Từ khi tổ máy 1 đi vào vận hành tháng 10/2008 đến nay, Thủy điện A Vương (công suất 210 MW) đã phát được sản lượng gần 1,8 tỷ kWh, tương đương với doanh thu khoảng 1.150 tỷ đồng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương Nguyễn Trâm cho biết do có lợi thế là sử dụng cột nước cao nên khi huy động công suất Thủy điện A Vương và phát điện theo chiều cao cột nước sẽ rất hiệu quả.
-
Lào đã chính thức khánh thành đập thủy điện lớn nhất vào ngày 8/12, bất chấp còn nhiều tranh cãi xung quanh dự án này.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức khởi công xây dựng công trình thủy điện Lai Châu (vốn đầu tư sơ bộ khoảng 32.000 tỷ đồng) vào cuối tháng 12/2010.
-
Theo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT), đêm 26/11/2010, Tổng Công ty đã đóng điện xung kích đường dây 500kV Sơn La – Hòa Bình. Như vậy, đến thời điểm này, hệ thống truyền tải 500 kV gồm Trạm biến áp 500 KV Sơn La, đường dây 500 KV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan đã hoàn thành, sẵn sàng tải điện từ tổ máy 1 Nhà máy Thủy điện Sơn La.
-
Sáng 27/11, tại xã Xuân Mỹ (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt.
-
“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.
-
Trưa 18/11, tại công trường thủy điện Sơn La, tổ máy số 1 nhà máy thủy điện Sơn La đã chính thức khởi động chạy không tải. Đây là bước quan trọng quyết định phát điện thành công tổ máy số 1 vào cuối tháng 11 này, sớm trước 1 tháng so với tiến độ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trước 2 năm so với tiến độ Quốc hội đề ra.
-
Sau kiểm tra, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những biện pháp chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các chủ hồ thủy điện, thủy lợi và chính quyền địa phương trong việc vận hành quy trình xả lũ. Phó Thủ tướng chỉ đạo, các ban ngành trong tỉnh cần tiếp tục chú trọng các biện pháp phòng chống lụt bão. Các chủ đầu tư cần tăng cường hệ thống quan trắc, bảo vệ hồ chứa, đồng thời phối hợp tốt với chính quyền địa phương siết chặt quy trình xả lũ, tránh gây ngập lụt đột ngột cho vùng hạ du.
-
Ngày 15-11, ông Nguyễn Tiến Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án Các công trình Điện miền Nam (trực thuộc EVN), cho biết đơn vị vừa tổ chức đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Đắk Nông và đường dây 220kV Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Đồng Nai 3.
-
Ngày 9/11, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bà Martha Stein-Sochas, Vụ trưởng Vụ châu Á của Cơ quan Phát triển Pháp, đã tiến hành ký kết 1 thỏa ước tài trợ trị giá 100 triệu USD, góp phần tài trợ dự án nhà máy thủy điện Huội Quảng, với sự chứng kiến của Ngài Jean-François Girault, Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Dự án này nằm trong khuôn khổ những hoạt động hợp tác giữa Pháp và Việt Na
-
Khi lượng điện cung cấp nhờ sức gió trở nên hạn chế, Châu Âu có thể sẽ phải dựa vào các hồ thủy điện của Na Uy để vận hành trong tương lai. Ở lục địa này, từ lâu mọi người đã coi Na Uy như nguồn cung cấp năng lượng xanh – tuy nhiên, trên thực tế, liệu quan điểm này là phù hợp?
-
Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, dầu mỏ, than… đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này cũng đã được đặt ra từ lâu và một số nguồn năng lượng giải pháp đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công.
-
Chiều 20/10, tại Thành phố Đà Nẵng, Đại điện Tổng Công ty điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Dongfang Trung Quốc (DEC) đã ký Hợp đồng gói thầu “Cung cấp thiết bị thủy lực và điện nhà máy” thuộc Dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Định Bình.
-
Theo ông Qiu Guohong - đại sứ Trung Quốc ở Nepal thì Nepla có nguồn tài nguyên nước dồi dào, với công suất tiềm năng trữ nước là 83 triệu KW, chiếm 2,3 % lượng trữ nước tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, 42 triệu KW có thể được dùng để phát điện.
-
Ông Nguyễn Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thái An cho biết, Nhà máy Thủy điện Thái An được xây dựng trên địa bàn xã Thái An (huyện Quản Bạ) và xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên). Nhà máy có công suất 82MW, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
-
Nhà máy Thủy điện ĐăkNe (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) vừa chính thức khánh thành. Nhà máy được khởi công từ tháng 2-2007, với tổng vốn đầu tư trên 230 tỉ đồng.
-
Thủy điện Hà Nang được xây dựng tại xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), công suất lắp máy 11MW, có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 76 triệu KW điện thương phẩm.
-
Nhà máy thủy điện Suối Sửu 2 do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng A Châu đầu tư, xây dựng với tổng vốn trên 40 tỷ đồng.