Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:39 GMT+7

Thủy điện tích năng – giải bài toán thiếu điện giờ cao điểm

19/11/2010

“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội. Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.

“Công nghệ thủy điện tích năng, một giải pháp hữu ích tái tạo năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao”, đại diện Tập đoàn ALSTOM - Thụy Sĩ khẳng định tại Hội thảo Kỹ thuật thủy điện tích năng, tổ chức ngày 18/11, tại Hà Nội.

 

Theo đó, công nghệ này ít tác động đến môi trường do không phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa lớn như các nhà máy thủy điện thông thường.


 thuy dien tich nang.jpg

Với công nghệ thủy điện tích năng, chủ đầu tư chỉ cần xây dựng hai hồ chứa nước ở độ cao khác nhau, thường chênh nhau vài trăm mét. Vào lúc thấp điểm, điện năng dư thừa được sử dụng để bơm nước lên hồ trên cao. Ngược lại, vào lúc cao điểm, nước sẽ được chảy từ hồ trên xuống hồ dưới để phát điện. Tuabin thường dùng là loại ‘thuận – nghịch’ (reversible) Francis, khi cần bơm thì  hoạt động như máy bơm bình thường.

 

Đương nhiên, quá trình tích năng nhờ bơm rồi phát điện trở lại cũng gây tổn thất năng lượng chừng 70% ~ 85%, song tác dụng điều hòa nguồn điện mang lại lợi ích còn lớn hơn.

 

Vì vậy, việc huy động thuỷ điện tích năng vào lưới điện quốc gia sẽ giải quyết được bài toán thiếu điện lúc cao điểm và thừa điện giờ thấp điểm, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng các nhà máy điện và hiệu quả của toàn hệ thống điện.

 

Hội thảo cũng giới thiệu, nâng cao độ khả năng cung cấp điện phụ tải đỉnh khi nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm gần gấp đôi giờ thấp điểm như hiện nay.

 

Trình Tiêu