-
Công trình thủy điện Sông Tranh 4 khai thác năng lượng dòng chảy trên hạ nguồn sông Tranh. Hồ chứa của công trình nằm trên địa bàn các xã Quế Lưu, Thăng Phước của huyện Hiệp Đức. Hồ chứa có dung tích 20 triệu m3; công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh. Đập tràn, dâng bằng bê tông có chiều cao lớn nhất là 32m. Với tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
-
Theo hiệp hội Mía Đường Việt Nam, điện sản xuất từ bã mía là nguồn năng lượng tái tạo nhiều tiềm năng. Nguồn bã mía có trong mùa khô, sử dụng để phát điện vào mùa này sẽ đáp ứng đáng kể cho nhu cầu điện trong mùa này, giảm áp lực cho các nhà máy thủy điện đang thiếu nước. Nhà máy điện bã mía an toàn, tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch, nằm gần nông thôn nên thuận tiện cấp điện cho khu vực này. Với công nghệ hiện đại, từ mỗi tấn mía cây có thể sản xuất được 100 kWh điện.
-
Thực hiện Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ công trình Nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) vào cuối năm 2012. Trước mắt, trong năm 2011, EVN dự kiến phát điện tổ máy số 2 vào ngày 30/4; tổ máy số 3, ngày 31/8; tổ máy số 4, ngày 31/12.
-
Theo dự báo, năm 2011, nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3%. Sản lượng điện truyền tải đạt 93,7 tỷ kWh, tăng 14% so với năm 2010. Mùa khô 2011, hầu hết các hồ thủy điện bị thiếu nước nghiêm trọng, cộng với việc chậm tiến độ của nhiều dự án nhiệt điện khiến tình hình cung ứng điện vô cùng khó khăn.
-
Dự án gồm 2 công trình là thủy điện Xekaman 1 và thủy điện Xekaman Xanxay tại huyện Xanxay, tỉnh Attapeu, cách Việt Nam khoảng 75km. Thực hiện hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, tối 10/2 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) diễn ra lễ ký kết hợp đồng xây dự án thủy điện.
-
Tính đến thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện vẫn thấp hơn nhiều so với mực nước đầy hồ. Ước tính tổng lượng nước thiếu hụt để tích đầy các hồ là 12 tỉ m3, tương đương thiếu hụt 3 tỉ kWh sản lượng điện. Theo tính toán, năm 2011 cả nước thiếu khoảng 3 - 4 tỉ kWh (năm 2010 cả nước thiếu 1 tỉ kWh). Trong khi đó, riêng việc buộc phải xả 2,73 tỉ m3 nước các hồ thủy điện cho vụ đông xuân đã tiêu tốn của EVN khoảng 500 triệu kWh điện.
-
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả. Cơ chế này áp dụng cho 2 dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu gồm: Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
-
Ngày 23/1, Tổng Công ty Điện lực dầu khí, Công ty cổ phần Thuỷ điện Đakđrinh phối hợp với Tổng thầu Licogi, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Cavico Giao thông đã tổ chức khởi công công trình Thuỷ điện Đakđrinh
-
Nhà máy còn điều tiết nguồn nước, xả về hạ lưu 53 triệu m3 nước góp phần điều hoà nguồn nước về mùa khô cạn cho các tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ có đủ nước gieo cấy. Năm 2009, sản lượng điện của nhà máy đạt 1,1 tỷ KWh, nộp NSNN trên 86 tỷ đồng. Năm 2010 do tình trạng hạn hán kéo dài, lưu lượng nước chảy từ đầu nguồn về ít nên sản lượng điện sản xuất đạt 1,017 tỷ KWh, nộp ngân sách Nhà nước 80 tỷ đồng.
-
Điện năng ở Việt Nam xưa nay vẫn dựa vào "hai chân" là thủy điện và nhiệt điện. Nhưng thủy điện thì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, còn nhiệt điện thì tiêu thụ rất nhiều than trong khi ngành than không đủ khả năng để đáp ứng. Điểm tựa điện hạt nhân thì còn… xa.
-
Tây Ban Nha đã khẳng định vị trí là nước dẫn đầu trong ngành năng lượng tái tạo thế giới bằng việc lần đầu tiên xuất khẩu điện sang Pháp. Mưa lớn và gió mạnh liên tục trong năm 2010 khiến nguồn năng lượng tái tạo – chủ yếu từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện- đáp ứng tới 35% nhu cầu của Tây Ban Nha.
-
Trong buổi gặp mặt báo chí dịp cuối năm 2010, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận tình trạng thiếu điện tiếp tục trầm trọng trong năm 2010 với mức thiếu hụt của toàn hệ thống lên đến 1,6 tỷ kwh và EVN phải phát điện bằng dầu giá cao gây lỗ khoảng 8.000 tỷ đồng. Năm 2011, tình trạng thiếu điện còn trầm trọng hơn khi mà dự trữ nước của các hồ thủy điện (chiếm tới 30-35% sản lượng điện của toàn hệ thống) thấp hơn nhiều năm, nhiều công trình điện chậm đưa vào hoạt động trong khi phụ tải lại không ngừng tăng cao, diễn biến thời tiết phức tạp. Và theo dự báo của EVN, năm 2011 dự báo sẽ thiếu hụt từ 4-6 tỷ kwh.
-
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, trong năm 2011, đơn vị này sẽ xây dựng thêm 5 dự án điện với tổng công suất thiết kế 3.830 MW. Các dự án sẽ được khởi công gồm các nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (1.000 MW), Duyên Hải 3 (1.200 MW), Vĩnh Tân 2 mở rộng (1.200 MW), tổ máy 2 của nhà máy điện Ô Môn 1 (330 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (100 MW).
-
Những ngày đầu năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang nỗ lực hoàn tất những khâu cuối cùng. Nhiều tổ máy lần lượt được đưa vào vận hành, sản xuất hòa lưới điện quốc gia, bổ sung sản lượng điện đáng kể góp phần duy trì, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh ý nghĩa của công trình là “đa mục tiêu”, không chỉ cung cấp điện năng mà còn góp phần chống lũ mùa mưa, cấp nước mùa khô và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc và cả Việt Nam.
-
Với mong muốn xây dựng một phần mềm mô phỏng toàn bộ hệ thống công trình, thiết bị và chế độ điều khiển tự động các nhà máy thủy điện, nhằm giảm giá thành công trình, nâng cao tuổi thọ của các thiết bị, đảm bảo sự làm việc ổn định của các thiết bị, TS Nguyễn Văn Sơn đã phát triển được phương pháp mô phỏng, phương pháp tính mới và cụ thể hóa thành một phần mềm giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên.
-
Theo đánh giá của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, các hạng mục công trình: Đập không tràn, Công trình tràn xả lũ, Cửa lấy nước, Đường ống áp lực, Nhà máy Thủy điện, Hạ lưu và kênh xả đã cơ bản hoàn thành theo yêu cầu của sơ đồ tối thiểu phát điện tổ máy số 1; công tác thu dọn và di dân lòng hồ, bảo tồn di sản văn hóa lòng hồ hoàn thành đến cao độ 195m và đã được nghiệm thu cho phép tích nước giai đoạn 1.
-
Khoảng 75% dân số Iceland sống trong vòng 60 km của thủ đô Reykjavik và các khu vực nông thôn được liên kết bằng một con đường vành đai dài 1.351 km. Trong đoạn đường này có thể có 15 trạm sạc nhanh. Điều đó, cùng với thực tế 80% năng lượng của Iceland là năng lượng tái tạo được sản xuất với giá thành rẻ (từ địa nhiệt và thủy điện), sẽ giúp bạn hình dung được tại sao đây là nơi thử nghiệm lý tưởng đối với ôtô điện.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Trong khi việc xây dựng các dự án thủy điện mới đang gây tranh cãi thì tại miền Trung, một nhà máy năng lượng âm thầm mọc lên với những cánh quạt kỳ vĩ bên bờ biển xanh, hút lấy nguồn gió thổi vào từ đại dương bao la. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.