-
Tạp chí Guardian (Anh) nhận định: thế giới trong năm 2010, nổi bật là tại Vương quốc Anh có sự phát triển to lớn của công nghệ “xanh”, từ xe ô tô điện cho tới trang trại phong điện và cả máy bay năng lượng mặt trời.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo thành công hợp kim mới tương tự kim loại hiếm palladium - kim loại hiếm nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hợp kim mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Hiroshi Kitagawa của trường Đại học Kyoto sản xuất bằng công nghệ nano, và có các đặc tính tương tự như các đặc tính của palladium - một kim loại hiếm nằm giữa rhodium và bạc trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
Từ tảo và các mảnh gỗ tới cỏ và những chất thải rắn, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm loại nguyên liệu thô có thể mang đến một thế hệ nhiên liệu tái tạo mới, đủ dồi dào để chiếm phần đáng kể trên thị trường năng lượng. Trang Discovery đưa tin, công ty chuyên doanh thịt lớn nhất thế giới đã tìm được câu trả lời cho bài toán nhiên liệu tái tạo ngay trong chính các cơ sở của họ: mỡ động vật.
-
Đáp lại những lời cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc trợ cấp cho ngành năng lượng gió, hôm 23/12, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đã phát biểu: Những biện pháp phát triển năng lượng gió của Trung Quốc nhằm góp phần tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải và bảo vệ môi trường là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
Hãng ô tô BYD của Trung Quốc có kế hoạch khá lớn cho lần tham gia Triển lãm ô tô Detroit sắp tới, với ba mẫu xe “xanh”, trong đó có một mẫu mà BYD khẳng định là xe thể thao việt dã hybrid sạc điện hai chế độ 4WD đầu tiên trên thế giới.
-
Việt Nam được xếp vào một trong những nước thành công nhất trên thế giới trong quá trình hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn với tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện cao hơn nhiều nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trên chặng đường về đích để mang ánh sáng đến với 5% hộ dân nông thôn còn lại vẫn còn nhiều thách thức.
-
Sustainable World Capital (SWC) là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, với hoạt động chủ yếu là tập trung vào việc gây quỹ đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (cleantech). Tổ chức này mới đây đã đưa ra đánh giá và liệt kê danh sách “những quốc gia phát triển công nghệ sạch hàng đầu trên thế giới”.
-
Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quôc tại Cancun, Mexico đã kết thúc, song vẫn cần tiếp tục bàn luận về một số vấn đề quan trọng như sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính song song với cung cấp nhiều năng lượng hơn cho thế giới.
-
Một nghiên cứu mới được Liên hợp quốc công bố mới đây đã khẳng định những lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường khi thế giới chuyển sang sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng, như đèn compact phát sáng huỳnh quang (CFL) và đèn diot phát sáng (LED).
-
Một cách làm sạch nước trong các ao, hồ, dòng sông cực kỳ đơn giản và hiệu quả, đang được thử nghiệm và áp dụng tại một số nước trên thế giới, là sử dụng sợi các-bon.
-
Tuần trước, tập đoàn kiểm toán hàng đầu Ernst & Young đã đưa ra bản báo cáo khẳng định vị thế dẫn đầu của Châu Á trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tác giả bản báo cáo viết: “Một thế giới mới đang nổi lên trong vấn đề năng lượng sạch với Trung Quốc là vị thủ lĩnh chắc chắn trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu”.
-
Những phương tiện hybrid ngày càng phổ biến trên đường phố và giờ đây chiếc xuồng lai đầu tiên sắp được hạ thủy ở New York, Mỹ.Dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2011, chiếc xuồng Hornblower Hybrid sẽ sử dụng pin nhiên liệu biến đổi hydrogen thành điện.
-
Kivu là một trong ba “hồ phun” trên thế giới. Nằm khá gần một núi lửa mang tên Nyurangongo, nó chứa hàng tỷ tấn khí độc trong nước. Theo tính toán của giới khoa học, lượng khí metan trong hồ vào khoảng 65 km3, còn khí lượng khí CO2 lên tới 256 km3. Với lượng khí ấy, hồ Kivu rất xứng đáng với danh hiệu "quả bom hẹn giờ khổng lồ".
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Với thiết kế “rẽ sóng”, chiếc tàu đôi chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới Turanor PlanetSolar đang có chuyến đi vòng quanh thế giới và hiện có mặt tại Cancun, Mexico, để tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Tập đoàn lọc hóa dầu lớn nhất châu Á China Petrochemical Corp. (Sinopec) của Trung Quốc vừa nhất trí mua lại chi nhánh dầu khí tại Argentina của đối tác Mỹ Occidental Petroleum, với giá 2,45 tỷ USD. Thương vụ này là bằng chứng mới nhất cho thấy “cơn khát” những tài sản trong lĩnh vực năng lượng của nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới còn chưa được giải tỏa.
-
Công ty Điện Sanyo thông báo sẽ sản xuất đại trà pin năng lượng Mặt Trời thế hệ mới, với hiệu suất chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành điện năng lên tới 21,6%, cao nhất trên thế giới hiện nay.
-
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước trên thế giới nên cấm sử dụng loại bóng đèn sợi đốt truyền thống nhằm đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp hiện thời. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ), các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất.
-
Cho đến nay, chiếc turbin gió có công suất lớn nhất thế giới do người Đức xây dựng, tên Enercon E-126 với 7,8 MW. Nhưng vị trí số 1 của nó đang bị đe dọa bởi những chiếc turbin gió của người Na Uy với công suất 10 MW.
-
Nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Nhật Bản và Algeria đang theo đuổi một dự án đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho toàn thế giới. Đó là dự án quang năng Sahara (SSBP).