Thứ tư, 01/01/2025 | 14:37 GMT+7
Tạp chí Guardian (Anh) nhận định: thế giới trong năm 2010, nổi bật là tại Vương quốc Anh có sự phát triển to lớn của công nghệ “xanh”, từ xe ô tô điện cho tới trang trại phong điện và cả máy bay năng lượng mặt trời.
1. Vương quốc Anh triển khai dự án giá điện “Feed-in Tariffs”
Đó là dự án điện năng được tạo ra từ nguồn năng lượng tái tạo sẽ được cung cấp vào hoặc bán cho lưới điện quốc gia. Chính phủ Anh cho biết trong năm 2010, các hộ gia đình sử dụng nguồn năng lượng “xanh” với qui mô nhỏ như lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời hay vi tuabin sẽ được nhận lên đến 1.000 bảng Anh/1 năm cho lượng điện mà các nguồn năng lượng “xanh” này tạo ra.
2. Các quốc gia biển Bắc triển khai dự án “siêu lưới điện” năng lượng tái tạo
Đó là 9 quốc gia: Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Thụy Điển, Ireland và Vương quốc Anh. Trong tháng 9-2010, các quốc gia này bắt đầu triển khai dự án trên, họ sẽ khai thác năng lượng “sạch” xung quanh Bắc Hải - vùng biển phía bắc Đại Tây Dương - như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng.
Guardian cho biết các quốc gia biển Bắc một khi thực hiện dự án này thành công sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong việc thực hiện đạt được cam kết của Liên minh châu Âu (EU) là đến năm 2020 sử dụng đến 20% nguồn năng lượng tái tạo.
3. Trang trại phong điện lớn nhất thế giới tại Vương quốc Anh
Trang trại phong điện lớn nhất thế giới đã được khánh thành trong tháng
9-2010 tại vùng biển Thanet, ngoài khơi bờ biển hạt Kent, Vương quốc
Anh. Nó được xây dựng trải dài từ phía tây bắc cho tới đông nam, bao
phủ trên tổng diện tích khu vực là 35km2.
Trang trại phong điện này có 8 hàng tuabin gió với tổng số lên đến 100 tuabin, tạo ra công suất khoảng 300MW, ước tính sẽ cung cấp đủ điện cho khoảng 200.000 hộ gia đình.
4. Tuabin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới tại Vương quốc Anh
Tuabin gió ngoài khơi Aerogenerator X - được cho là lớn nhất thế giới -
được các kỹ sư của công ty tư vấn thiết kết Arup (Anh) giới thiệu mô
hình vào tháng 7-2010. Aerogenerator X sẽ quay tròn trên một bề mặt nằm
ngang với 2 cánh quạt khổng lồ xếp theo hình chữ V và khoảng cách giữa
2 đỉnh cánh lên đến 275 m.
Trên mỗi đầu cánh quạt của Aerogenerator X được lắp một cặp cánh buồm cứng, gió sẽ thổi nâng cánh buồm lên làm quay tuabin với vận tốc 3 vòng/phút. Aerogenerator X sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động trong năm 2013-2014. Được biết, tuabin gió ngoài khơi khổng lồ này có công suất từ 10MW-20MW, bổ sung vào lưới điện của Vương quốc Anh.
5. Tuabin thủy triều lớn nhất thế giới tại Vương quốc Anh
AK1000 - tuabin thủy triều lớn nhất thế giới - có đường kính rotor lên đến 18m, nặng 130 tấn và cao 22,5 mét đã chính thức ra mắt tại thị trấn Invergordon, Scotland vào tháng 8-2010.
Tuabin sản xuất điện từ thủy triều AK1000 được thiết kế bởi công ty Tài nguyên Atlantis (Vương quốc Anh). Nó có công suất 1MW, cung cấp đủ điện cho 1.000 hộ gia đình tại nước này. Ngoài ra, cánh quạt tuabin khổng lồ AK1000 còn có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của đại dương.
6. Tòa tháp tích hợp tuabin gió của Vương quốc Anh
Tổng chi phí đầu tư xây dựng tòa tháp tích hợp tuabin gió Strata là 113 triệu bảng Anh. Strata cao 42 tầng được xây dựng vào tháng 3-2010 tại phía nam thủ đô London, Vương quốc Anh. Tòa cao ốc “xanh” này sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và được lắp đặt các tấm kính hiệu suất cao.
Đặc biệt, nó được tích hợp các tubin gió ở bên ngoài mặt tiền, qua đó
khai thác triệt để các luồng gió có tốc độ 56km/giờ trong khu vực, đảm
bảo sản xuất đủ năng lượng, giải quyết khoảng 8% nhu cầu sử dụng năng
lượng bên trong tòa nhà.
Một tòa tháp chọc trời khác cũng được tích hợp tuabin gió là tháp Hải Đăng. Dự kiến, tòa tháp này sẽ được xây dựng hoàn thành vào năm 2015 tại quận La Defense, thủ đô Paris, Pháp.
7. Siêu xe ô tô “xanh” của Vương quốc Anh
Dòng xe ô tô “xanh” có tên gọi là “Quái thú của Stroud” - “Beast of
Stroud” được sử dụng bằng năng lượng tái tạo đầu tiên của Vương quốc
Anh đã chính thức lăn bánh vào ngày 4-12-2010. Điểm đặc biệt của xe này
là nó có thể tăng tốc từ 0-160 km/giờ chỉ trong 8,5 giây.
“Quái thú của Stroud” có công suất động cơ là 330 mã lực, được thiết kế
bởi các kỹ sư thuộc công ty năng lượng xanh Ecotricity có trụ sở tại
thị trấn Stroud, hạt Gloucestershire, Vương quốc Anh. Guardian cho biết
ông Dale Vince - người sáng lập công ty Ecotricity - đã đầu tư gần 1
triệu bảng Anh cho siêu xe ô tô “xanh” trên.
8. Xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro tại Vương quốc Anh
Ông David Edwards - phát ngôn viên của Hãng vận tải London, Vương quốc
Anh - cho biết chiếc xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro thân thiện với
môi trường đầu tiên của nước này đã lăn bánh trên tuyến đường xe buýt
RV1, London vào ngày 10-12-2010.
Được biết, Hãng vận tải London đã cho vận hành thử nghiệm loại xe buýt này từ năm 2003-2007. Hành khách đã tỏ ra thích thú những chiếc xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydro êm ái này hơn so với xe buýt truyền thống, bởi nó chỉ thải ra bên ngoài là hơi nước thay vì khói bụi chứa những chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Hãng vận tải London cho biết sẽ có hơn 7 chiếc xe
buýt loại này được tăng cường thêm trên tuyến đường “không khói” RV1
vào giữa năm 2011.
9. Máy bay năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ
Ngày 7-4-2010, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã cho bay thử thành công chiếc máy bay Solar Impulse hoạt động bằng năng lượng mặt trời sau khi nó cất cánh tại sân bay quân sự ở huyện Payerne, bang Vaud (Thụy Sĩ).
Solar Impulse có sải cánh tương tự như một chiếc máy bay Boeing 747 nhưng chỉ nặng bằng một chiếc xe ô tô. Các cánh của nó được phủ những tấm pin mặt trời, đây là cung cấp năng lượng cho 4 động cơ điện của máy bay.
Chuyến bay thành công này giúp các nhà sản xuất bước gần hơn tới mục đích cuối cùng của họ sử dụng năng lượng mặt trời cho các máy bay trên phạm vi toàn cầu.
10. Tàu năng lượng mặt trời lớn nhất của Đức
Türanor được mệnh danh là tàu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới -
dài 31m, rộng 15m và nặng 60 tấn - được trình làng trong tháng 2-2010
tại xưởng đóng tàu ở thành phố Kiel (Đức). Tổng diện tích các tấm quang
điện được lắp ở thân tàu là 500m2.
Dự kiến, tàu Türanor sẽ thực hiện cuộc hành trình khoảng 50.000 km vòng quanh thế giới vào năm 2011. Nó sẽ khởi hành từ Địa Trung Hải, vượt Đại Tây Dương và kênh đào Panama, trước khi xuyên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rồi xuống kênh đào Suez trong thời gian 160 ngày.
Tiến Đạt