-
Sinh viên học viện MAST vừa thực hiện đánh giá để so sánh mức tiêu thụ năng lượng tại trường giữa 2 năm: 2009 và 2010 trong thời kì tháng 8 - tháng 9. Tổng lượng năng lượng sử dụng trong năm học 2008 – 2009, tính từ tháng 8 năm trước đến tháng 9 năm sau là 3,228,120 kw giờ. Con số này đã giảm 22%, xuống còn 2,514,600 kw giờ trong năm học 2009 – 2010.
-
Công ty Toyota Việt Nam vừa trao 300 triệu đồng cho 3 ý tưởng đoạt giải cao nhất cuộc thi “Ý tưởng xanh 2009” để giúp chủ nhân các dự án triển khai thực hiện vào thực tế. Đó là các dự án "toitietkiem.com-giải pháp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường” của Phạm Ngọc Thắng; dự án “Bê tông gáo dừa” của Nguyễn Tấn Khoa; dự án “Nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu cho cộng đồng ngư dân thông qua sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam” (thí điểm tại Nam Định) của Trần Thị Xuân Thủy. Các thí sinh này chủ yếu là sinh viên.
-
Đó là chương trình tọa đàm dành cho sinh viên Đà Nẵng được tổ chức sáng ngày 27-10 tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Buổi tọa đàm tập trung trao đổi về các vấn đề liên quan tới tư duy Xanh, kinh tế sinh thái học và ý tưởng xanh, triển vọng về việc làm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam
-
Trường Đại học Malta vừa tổng kết 2 năm thực hiện chiến dịch “Tiết kiệm năng lượng...bảo vệ tương lai” do 21 học sinh và giáo viên thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Commenius EU do Ủy ban Châu Âu cấp thông qua EUPA.
-
Một sinh viên của trường đại học Purdue ở Indiana, Mỹ đã thành công khi chuyển đổi chiếc xe gắn máy cũ thành chiếc xe dùng năng lượng mặt trời đạt tốc độ tối đa 72,4 km/giờ.
-
Mô hình xe hybrid chạy xăng - điện vừa được một nhóm sinh viên năm thứ 4, khoa Cơ khí chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM giới thiệu ngày 05/10/2010. Chiếc xe này được thiết kế sử dụng kết hợp xăng - điện và pin mặt trời, với động cơ 6 mã lực, dung tích 0,1l; động cơ điện 400W.
-
Bỏ ra 40 triệu đồng và hơn sáu tháng nghiên cứu, Lê Từ Nhân, sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp, trường đại học Văn Lang TP.HCM đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp xe điện Bubble K dành cho trẻ em với số điểm cao nhất khoa.
-
Discovery cho biết, chiếc bánh xe là phát minh của một nhóm sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Họ đặt tên nó là Copenhagen Wheel (bánh xe Copenhagen) vì Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, là thành phố mà xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến.
-
Bao nhiêu tiền cha mẹ gởi cho ăn học, 3 chàng sinh viên đều đổ hết vào công trình nghiên cứu của mình. Và sau nhiều tháng miệt mài, cuối cùng “đứa con cưng” của họ cũng được “trình làng” trong sự ngạc nhiên và thán phục của bạn bè và thầy cô. Đó là Tạ Ngọc Thiên Bình, Huỳnh Kim Trạng, Phạm Nguyên Sơn thuộc khóa 5, Khoa Cơ khí giao thông, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
-
Tom Broadbent, sinh viên thiết kế công nghiệp của ĐH De Montfort (Anh), vừa phát triển hệ thống HighDro Power thu gom năng lượng từ chất thải, nước thải trong các đường ống ở những tòa nhà cao tầng.
-
Các sinh viên tại trường đại học Cambridge đã chế tạo được một loại máy phát điện thủy lực xách tay có khả năng sản sinh 1 kW điện khi được lắp đặt tại các con sông có dòng chảy tự do. Với tên gọi “Tuabin FloDrive”, chiếc máy phát điện này có thể cung cấp điện cho các ngôi nhà ở những nước đang phát triển, rất dễ lắp đặt và không yêu cầu dụng cụ hay cơ sở hạ tầng đặc biệt.
-
Góp phần sử dụng nhiên liệu đạt hiệu quả, Công ty Honda Việt Nam đã khởi động cuộc thi "Lái xe sinh thái tiết kiệm nhiên liệu. Các đội tham gia sẽ tự chế xe (xe 3 bánh trở lên) theo ý tưởng của mình, nhưng phải tuân thủ một số quy tắc về kỹ thuật (nội dung này dành cho sinh viên các trường đại học tham gia).
-
Đây là chiếc máy giặt được thiết kế từ các vật liệu rất đơn giản: Bánh xe đạp, tre nứa, tấm pin mặt trời… do các sinh viên Pháp chế tạo ra.
-
Tốc độ không quan trọng, quan trọng là bạn đi được quãng đường bao nhiêu với lượng nhiên liệu ít nhất có thể!Đó là cuộc chơi của khoảng 1.000 sinh viên đến từ các trường đại học kỹ thuật và công nghệ của các nước châu Á. Họ đã có mặt tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 8 đến 10-7 để tham dự cuộc đua dành cho xe tự chế tiết kiệm nhiên liệu (Shell Ecomarathon Asia - SEM).
-
Các sinh viên đại diện cho 17 trường đại học trên toàn thế giới đã tham dự cuộc thi thiết kế và xây dựng ngôi nhà hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời vào ngày thứ 6 tại Madrid. Cuộc thi Mười môn phối hợp (Solar Decathlon Europe), với sự tham gia của các nhà thiết kế và kỹ sư ở lứa tuổi sinh viên, sẽ kết thúc ngày 27/6 và ban giám khảo sẽ công bố 3 người thắng cuộc.
-
Ananya Tantia sinh viên ngành thiết kế công nghiệp trường Rhode Island cùng với Erin Knowlton đã đưa ra mẫu thiết kế một sân chơi rất thú vị, có thể tạo ra năng lượng điện từ những trò chơi quen thuộc với thiếu nhi như đu quay, zip line, bập bênh, cầu trượt. Mỗi trò chơi đều được gắn một hệ thống mô tơ. Khi chơi, trẻ tạo ra lực làm quay roto bên trong mô tơ, sinh ra dòng điện. Dòng điện này có thể dùng để thắp sáng trường học, sân chơi ngoài trời, thậm chí cả hệ thống đèn chiếu sáng đường phố.
-
Các sinh viên trường Đại học Tổng hợp Seoul (Hàn Quốc) đã chế tạo thành công các vật liệu để sẵn sàng cho ra đời hàng loạt những mẫu xe ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời
-
Dưới sự hướng dẫn của Yiannis Levendis, một giảng viên xuất sắc của khoa cơ khí và kỹ thuật công nghiệp, một nhóm các sinh viên năm cuối và sinh viên vừa tốt nghiệp đã phát triển một loại buồng đốt rác thải có thể biến loại nhựa không thể phân hủy thành nguồn nhiên liệu thay thế.
-
Nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm ENTECH HANOI 2010, ngày 29/5 tại TT triển lãm Giảng Võ, cuộc thi “Sinh viên tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng” đã diễn ra sôi động, hào hứng với sự tham gia của hàng trăm sinh viên đến từ 2 trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Điện lực. Qua 4 vòng thi, chung cuộc đội chơi Hành trình xanh của ĐH Điện lực đoạt giải nhất với phần thưởng trị giá 5 triệu đồng.
-
Chiếc cốc mang tên Kug do hai sinh viên Ben Millett (21 tuổi) và Alan Harrison (22 tuổi) thuộc Đại học Quốc gia mỹ thuật và thiết kế ở Dublin (Ireland) thiết kế có kiểu dáng nhỏ gọn, nhiều màu sắc, trông không khác gì chiếc cốc giữ nhiệt bình thường. Điểm đặc biệt đi kèm với cốc là hệ thống dẫn nhiệt, có thể đun sôi nước chỉ trong 90 giây.