-
Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1480/QĐ-TTg ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 với tổng số 3.068 cơ sở. Trong đó có 2.596 cơ sở sản xuất công nghiệp, 10 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 55 đơn vị vận tải, 407 công trình xây dựng.
-
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn tiêu thụ rất nhiều lượng điện năng quốc gia. Phân tích tình hình sử dụng điện năng tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc với tiềm năng tiết kiệm lên tới 30-40%. Do đó, Tiết kiệm điện trong ngành công nghiệp là vấn đề quan trọng mang ý nghĩa chiến lược của quốc gia Việt Nam.
-
Miền Bắc đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, dự báo nhu cầu phụ tải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tăng mạnh nhất là phụ tải khu vực sản xuất công nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có phụ tải lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động phương án đồng hành cùng ngành điện
-
Nhà máy Lego tại Việt Nam sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới với mức đầu tư hơn 1 tỷ USD.
-
Hội chợ ENTECH HANOI 2021 thu hút 45 doanh nghiệp tham gia trưng bày với trên 70 gian hàng trưng bày trực tiếp tại hội chợ và trên 120 gian hàng trực tuyến, giới thiệu công nghệ mới nhất tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, năng lượng tái tạo, các trang thiết bị hiệu suất cao trong lĩnh vực năng lượng, sản phẩm dán nhãn năng lượng...
-
Khối lượng bùn thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là từ hoạt động chế biến thực phẩm đang có xu hướng tăng mạnh tại Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh chi phí xử lý lớn.
-
Tổ chức Thúc đẩy Đầu tư Năng lượng Sạch (CEIA) vừa qua đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy thị trường các giải pháp carbon thấp cho quá trình nhiệt trong công nghiệp tại Việt Nam”.
-
Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng của tỉnh Thái nguyên tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ, ngành điện Thái Nguyên đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Mức độ lãng phí năng lượng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá còn cao. Theo tính toán sơ bộ, lĩnh vực công nghiệp chiếm 47% tỷ trọng tiêu thụ năng lượng hàng năm và tiềm năng tiết kiệm năng lượng được đánh giá vào khoảng 20% - 30%.
-
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia chi phí năng lượng cho ngành sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang sử dụng máy, móc thiết bị lạc hậu không hiệu quả về tiết kiệm năng lượng.
-
Hà Nội phấn đấu năm 2021, đạt mức tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho từng khu vực tiêu dùng, sử dụng điện trên địa bàn, bao gồm: khu vực sản xuất công nghiệp; khu vực thương nghiệp; quản lý và tiêu dùng; hoạt động khác.
-
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bản mạch điện tử, mỗi năm, Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long tiêu thụ khoảng 5.874 TOE và là doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của TP. Hà Nội.
-
Theo thống kê, lĩnh vực công nghiệp chiếm tới hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng. Trong khi đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt từ 20-40%. Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32 phê duyệt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ mới, tích hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn.
Nguồn: PT-TH Nghệ An
-
Bắc Ninh đặt ra mục tiêu TKNL trong sản xuất công nghiệp mỗi năm tiết kiệm ít nhất bằng 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm.
-
Nhà máy Thăng Long (Công ty Canon Việt Nam) đã đạt danh hiệu Năng lượng xanh 5 sao dành cho Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của Hà Nội.
-
Tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2019 trên toàn quốc là 3.006 cơ sở. Trong đó có 2441 cơ sở sản xuất công nghiệp, 15 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 84 đơn vị vận tải và 466 công trình xây dựng.
-
Với mức tiết giảm từ 19-59% năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, Công ty TNHH Chăn ga gối đệm Việt Hưng đã được UBND TP. Hà Nội cấp chứng nhận danh hiệu Sử dụng năng lượng xanh đối với loại hình Cơ sở sử dụng nhiều năng lượng trong sản xuất công nghiệp năm 2019.
-
Nhiều giải pháp tiết kiệm điện (TKĐ) hiệu quả đã được các DN sản xuất công nghiệp tại Cụm công nghiệp (CCN) Diên Sanh, huyện Hải Lăng áp dụng trong mọi dây chuyền sản xuất; kết quả, tiết kiệm từ 5 - 15% so với sản lượng điện tiêu thụ cùng kỳ hàng năm, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh cho DN.
-
Là một trong những cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của thủ đô Hà Nội, trong 3 năm vừa qua, với nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, Công ty TNHH Parker Processing Việt Nam đã tiết giảm được 1.357.920 kWh điện và 122.847kg gas, tương đương với giảm phát thải 577 tấn CO2 vào môi trường, góp phần không nhỏ vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô Hà Nội.
-
Năm 2019, Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà (gọi tắt là Sơn Hà) đã đạt danh hiệu Sử dụng Năng lượng xanh 5 sao đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của Thủ đô Hà Nội. Kết quả này có được là nhờ công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng qua đó giảm phát thải khí nhà kính, góp phần vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu của thủ đô.