-
Khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, yêu cầu đặt ra là cần thiết phải có giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
-
Hơn 25 công ty Thụy Điển đứng đầu thế giới về các giải pháp xử lý chất thải, sử dụng hiệu quả năng lượng, giải pháp giao thông thân thiện môi trường cũng như các giải pháp sản xuất bền vững đã tham gia Hội thảo “Giải pháp xanh”. Hội thảo do UBND TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ trong 2 ngày 1 và 2 tháng 10 tại Khách sạn Caravelle, TP.HCM.
-
Hội nghị được tổ chức tại Khách sạn Xanh, số 2 Lê Lợi, Thành phố Huế từ ngày 8 đến ngày 9/10/2009.
-
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất rượu bia và nước giải khát tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc không chỉ trong các công ty nhà nước, công ty liên doanh với nước ngoài mà ở cả các công ty tư nhân. Để có được chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Qua khảo sát, tính toán, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất là yếu tố tiềm năng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
-
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển phương pháp sản xuất hyđrô từ nước tiểu - một thành tựu hứa hẹn không những cung cấp nguồn nhiên liệu dồi dào cho xe hơi trong tương lai, mà còn giúp loại bỏ nguồn nước thải đô thị.
-
Động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) có cấu tạo đơn giản, vận hành chắc chắn nên được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Từ các loại thiết bị điện gia dụng như quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ… đến các động cơ truyền động máy công cụ, máy nâng chuyển, dây chuyền sản xuất đâu đâu cũng có mặt ĐCKĐB. Chúng có công suất từ vài W đến vài nghìn kW. Trên 50% điện năng sản xuất của thế giới do ĐCKĐB tiêu thụ.
-
Là tổng đại lý phân phối độc quyền sản phẩm bình nước nóng và điều hoà sử dụng năng lượng không khí, năng lượng mặt trời của tập đoàn Midea (Trung Quốc) tại VN, Cty cổ phần Ứng dụng và Phát triển khí năng VN đã giới thiệu đến người tiêu dùng VN một giải pháp tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường và an toàn cho cả các hộ gia đình và những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp.
-
Hiện nay các vùng sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang bị tổn thất một lượng điện năng rất lớn. Để giảm tổn thất và lãng phí điện năng, bà con cần phải xác định được nguyên nhân và thực hiện các biện pháp sau đây:
-
Hãng ô tô Volkswagen và một công ty năng lượng của Đức lên kế hoạch hợp tác sản xuất một loại máy phát điện gia dụng sử dụng khí thiên nhiên. Điểm đặc biệt của loại máy phát điện gia dụng này là tỷ lệ tận dụng năng lượng đạt 94%.
-
Một nhóm các doanh nghiệp điện tử và sản xuất chip hàng đầu Nhật Bản sẽ hợp tác để xây dựng tiêu chuẩn công nghiệp cho các bộ xử lý trung tâm (CPU) tiết kiệm năng lượng, có thể sử dụng trong một loạt các sản phẩm điện tử gia dụng.
-
Chẳng bao lâu nữa người ta có thể sản xuất ra pin mặt trời với giá rẻ hơn nhờ sử dụng một loại mực đặc biệt làm từ những hạt nano. Với loại mực này chúng ta có thể in chúng ra như tờ giấy báo hoặc phun lên các cạnh hoặc mái của các tòa nhà để hấp thu ánh sáng mặt trời tạo ra dòng điện.
-
Bộ Năng lượng của Mỹ vừa tài trợ 100.000 USD cho Solar Roadway, một công ty mới khởi nghiệp, nhằm phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước lớn, được gọi là “Đường mặt trời” có thể lát lên các con đường và truyền điện lên mạng lưới điện. Các tấm pin này cũng có thể mang các đèn LED cảnh báo trên đường và có các thành phần nhiệt bên trong có khả năng ngăn ngừa các con đường khỏi bị đóng băng.
-
Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6m3 nước và 120 kwh điện. "Những con số biết nói" ấy phần nào cho thấy thực trạng sử dụng công nghệ trong các ngành kinh tế của ta và vì sao hàng Việt khó có sức cạnh tranh trên thị trường.
-
Hàng trăm nghìn tấn dưa hấu bị vứt bỏ hàng năm trên khắp thế giới có thể trở thành nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ethanol là loại nhiên liệu dạng cồn được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn (như bắp, lúa mì, lúa mạch). Ngoài ra, chất cồn này còn được sản xuất từ cây, cỏ có chứa cellulose. Người ta gọi đó là ethanol sinh học. Ethanol là chất phụ gia để tăng trị số Octane (trị số đo khả năng kích nổ) và giảm khí thải độc hại của xăng.
-
Do đặc thù ngành nghề nên Xí nghiệp I thuộc Baseafood (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sử dụng nguồn năng lượng điện và nước khá lớn. Bình quân mỗi năm chi phí cho điện nước khoảng 2,5 tỷ đồng (tương đương từ 15% đến 20% trong tổng chi phí sản xuất). Vì vậy, tiết kiệm các chi phí này là một yếu tố quyết định để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Từ năm 2004, Xí nghiệp I đã bắt đầu áp dụng quy trình sản xuất tiết kiệm điện và nước.
-
Chất thải từ các nhà máy sản xuất bia có thể được sử dụng để tạo ra điện, một chuyên gia về khí đốt sinh học của Đức khẳng định.
-
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương đã phối với Trung tâm tư vấn Công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn kiểm toán năng lượng cho lãnh đạo và cán bộ quản lý năng lượng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trọng điểm và các tòa nhà. Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang nỗ lực phát triển các loại pin mặt trời hữu cơ có thể được sản xuất một cách dễ dàng và rẻ như các loại màng mỏng được sử dụng rộng rãi để tạo ra điện.
-
Theo số liệu thống kê của Bộ khoa học công nghệ, hàng năm VN sản xuất khỏang 35 tỷ kwh điện, trong đó các nguồn năng lượng chủ yếu gồm thủy điện 59%, than 10%, gas 14%, máy điện 7% và nguồn năng lượng khác 7%.
-
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí vật lý Physical Review Letters cuối tuần qua, Tiến sỹ Doriano Brogioli thuộc ĐH Milano–Bicocca, Italy, đã giới thiệu phương pháp mới sản xuất điện từ hỗn hợp nước mặn và nước ngọt với chi phí thấp.