-
Bang Maryland có các thế mạnh về phát triển năng lượng sạch, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đầu tư, xuất nhập khẩu... Năm 2008, bang xuất khẩu hơn 22 triệu USD hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam và nhập khẩu hơn 65 triệu USD.
-
Jatropha cho giá trị kinh tế cao, đang được xem là nguồn nguyên liệu dầu diesel sinh học rất tiềm năng để thay thế dần các tài nguyên nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần. Hạt Jatropha có hàm lượng dầu cao, theo nhiều kết quả nghiên cứu trên nhiều xuất xứ khác nhau cho thấy: Hàm lượng dầu phổ biến từ 30–40%. Sau khi tinh chế có thể sử dụng làm nguyên liệu động cơ.
-
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB vừa tuyên bố kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời thông qua việc bơm 9 tỷ đô la vào thị trường khu vực nhằm tạo ra 3000 MW điện mặt trời trong vòng 3 năm tới.
-
Vattenfall, hãng cung cấp năng lượng của Thụy Điển đang có ý định muốn phát triển năng lượng sóng biển từ các đại dương tại Ai-len.
-
Hội thảo “Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ” do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Văn phòng Nghiên cứu hải quân toàn cầu, Trung tâm Công nghệ quốc tế quân đội Mỹ - Thái Bình Dương, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển không gian vũ trụ châu Á tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh hợp tác, trao đổi nghiên cứu khoa học.
-
Cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một khung pháp lý với cơ chế đặc thù cho phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió ở Việt Nam.
-
Thuật ngữ “Feed-in Tariffs “ (FiT) có từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi nói đến phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Thuật ngữ này đã được dùng ở châu Âu, Hoa Kỳ và hiện nay trên toàn thế giới. Về nguồn gốc ngữ nghĩa của FiT là từ tiếng Đức “Stromeinspeisungsgesetz (StrEG)” là luật cung cấp điện vào lưới điện của nước Đức, ban hành năm 1991 và được Anh ngữ hoá thành “electricity feed law” (luật bán điện vào lưới) và tiếp theo là sự ra đời của “feed-in tariffs”.
-
Hậu quả từ sự thay đổi khí hậu là ngày càng xảy ra nhiều thảm hoạ thiên tai, đe doạ sự sinh tồn của con người và môi trường trên trái đất. Môi trường, khí hậu đã và đang là vấn đề toàn cầu, đặt ra những thách thức đòi hỏi phải có giải pháp tích cực.
-
Những nguồn năng lượng tái tạo, như gió, năng lượng mặt trời, đang có tiềm năng phát triển lớn. Những nguồn năng lượng này rất phong phú và giá của chúng ngày càng rẻ. Dù vậy hiện nay chúng vẫn còn những hạn chế. Thậm chí ngay cả khi Mặt trời đầy nắng và lộng gió, thì cũng không có cách tốt để lưu trữ lượng điện thừa trên quy mô công nghiệp.
-
Để thoát khỏi nhóm các nước nghèo vào năm 2010 và phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp phát triển vào năm 2020, nền kinh tế nước ta cần duy trì một tốc độ tăng tưởng nhanh khoảng 8%/năm, đảm bảo nhu cầu năng lượng đáp ứng tăng trưởng kinh tế là vấn đề vô cùng quan trọng trong Chiến lược phát triển năng lượng của nước ta.
-
Mới đây công ty Cổ phần phát triển năng lượng Sơn Hà đã chế tạo thành công sản phẩm
bình đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển theo tiêu chí “Thân thiện với môi trường - Tiện ích - Hiệu quả kinh tế”, giúp chúng ta cải thiện vấn đề về môi trường và góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia.
-
Làm thế nào để có thể thỏa mãn các nhu cầu về năng lượng của hiện tại mà không ảnh hưởng tới phát triển trong tương lai đang là vấn đề cấp thiết của hầu hết các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, tăng trưởng GDP hàng năm ở mức cao (gần 8%) kéo theo nhu cầu về năng lượng tăng chóng mặt (trung bình khoảng 12 %/năm). PV có cuộc trò chuyện với kỹ sư Nguyễn Thường, Giám đốc Trung tâm Phát triển năng lượng bền vững, nguyên chủ nhiệm đề tài KHCN cấp nhà nước KCDL 95.04 và KHCN 09.08 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.