Thứ bảy, 23/11/2024 | 14:05 GMT+7
Hạt Jatropha có hàm lượng dầu cao, theo nhiều kết quả nghiên
cứu trên nhiều xuất xứ khác nhau cho thấy: Hàm lượng dầu phổ biến từ 30–40%.
Sau khi tinh chế có thể sử dụng làm nguyên liệu động cơ.
Cây Jatropha ở Việt Nam trồng bán hoang dã, không thể so với năng suất ở nước ngoài
60–70% còn lại là bã hạt, bã hạt này rất giàu protein có thể
sản xuất phân bón, làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, con người còn nghiên cứu sử
dụng các sản phẩm của cây Jatropha làm thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu sinh học,
than hoạt tính, bao bì tự hủy…
Trước vấn đề đặt ra của Viện Dầu khí Việt Nam là muốn mở
rộng đầu tư trồng đại trà cây jatropha ở Bình Phước, bằng việc cung cấp giống -
kỹ thuật – thành lập nhà máy chế biến và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân;
đồng chí Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh: Dự án trồng cây jatropha đầy triển vọng,
đem lại thu nhập cao cho người nông dân và góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng
ngành nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng chuyên canh có chiến lược và hiệu
quả.
Tuy nhiên, trước khi đưa vào trồng đại trà, cần thực hiện
quy mô pilot (sản xuất thử nghiệm); để rà soát, nghiên cứu đất đai, thổ nhưỡng,
khí hậu và chọn lọc những loại giống cho năng suất thu hạt và dầu cao. Trên cơ
sở đánh giá hệ quả đạt chuẩn, mới phổ biến nhân rộng cho bà con nông dân trên
quy mô toàn tỉnh.
Jatropha thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ châu Phi, Bắc Mỹ
và vùng biển Caribê; tại Việt
Cây jatropha trồng được trên mọi loại đất (khu vực khí hậu nóng), ưa sáng, chịu hạn tốt. Vòng đời cây 30-50 năm, cho thu hái hạt trong khoảng thời gian ít nhất 40 năm. Cây cho quả hạt sớm, năng suất 10–12 tấn/ha (năng suất này còn phụ thuộc nhiều vào loại giống), hàm lượng dầu cao 32–35%, năng suất dầu biodiesel 2.500–3.000 lít/ha/năm.
Hương Giang (Theo Physorg.com)