-
Hôm qua 9/7/2010, tại Matxcova Tổng thống Liên Bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.Nội dung hội đàm của hai bên về các dự án chung trong các lĩnh vực thiết kế máy, khai thác mỏ, viễn thông và năng lượng. Điểm nổi bật của buổi hội đàm được đề cập là việc hợp tác năng lượng cũng như về khả năng Liên bang Nga sẽ xây nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và một trung tâm nghiên cứu nguyên tử mới của Việt Nam.
-
Toshiba, tập đoàn chuyên về các linh kiện, thiết bị điện tử và các nhà máy điện hạt nhân, đã phát triển một loại pin lithium-ion có tuổi thọ cao và có thể xạc siêu nhanh, với tên gọi SCiB (Pin ion xạc siêu nhanh), và có kế hoạch áp dụng loại pin này cho xe hơi.
-
Theo những nhà lãnh đạo của Pacific West Energy LLC, một trong những nhà sản xuất cuối cùng còn trụ vững, việc duy trì một diện tích đất cần thiết cho việc sản xuất là một trở ngại cực kỳ khó khăn. Việc ký kết một hợp đồng sơ bộ về một nhà máy sinh khối – nhà máy có thể giúp tăng doanh thu cho tập đoàn – là một bước đi đầy hứa hẹn, nhưng thành công vẫn phụ thuộc vào việc dành được đất và xóa bỏ các trở ngại khác.
-
Liên doanh mới - bắt đầu vào hoạt động từ tháng 1/2011 với tỷ lệ góp vốn Hitachi 50%, Mitsubishi Heavy và Mitsubishi Eletric 50% - sẽ tập trung vào các lĩnh vực tiếp thị, lắp đặt vào bảo trì sau lắp đặt hệ thống thủy điện, cũng như thiết kế và phát triển các thiết bị sử dụng trong nhà máy thủy điện như tuabin thủy lực, máy phát điện, hệ thống điều khiển.
-
Con đường gồ ghề đưa chúng tôi vào Thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) càng trở nên khó đi hơn vì bụi mịt mù làm hạn chế tầm nhìn. Giữa miền Tây xứ Nghệ nắng nóng gay gắt, gió phơn thổi mạnh bỏng rát da thịt, nhưng những công nhân vẫn làm việc liên tục 3 ca/ngày để đáp ứng tiến độ. Là thủy điện lớn thứ hai ở khu vực Bắc Trung bộ, Nhà máy thủy điện Hủa Na khi vào vận hành sẽ đóng góp sản lượng điện đáng kể, góp phần cải thiện tình hình cung cấp điện năng trong vùng.
-
Nhà máy điện khí nóng mặt trời sử dụng năng lượng của gió tự nhiên và bức xạ mặt trời tại khu vực xung quanh nhà máy. Sau đó, nguồn năng lượng này sẽ được biến thành khí nóng theo dạng tầng, xoáy và lốc xoáy. Khí nóng đẩy luồng khí lên cao tới 80- 120 m làm động cơ quay. Tuabin phát điện với thiết kế đặc biệt sẽ thu nhận tối đa động năng của dòng không khí và biến chúng thành điện năng.
-
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 4-7 cho biết chính phủ nước này đang tăng tốc chuyển đổi nền kinh tế Mỹ sang nền kinh tế năng lượng sạch. Bộ Năng lượng Mỹ đang đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ vào 2 công ty năng lượng mặt trời để xây dựng một trong những nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và sản xuất pin năng lượng mặt trời tiên tiến.
-
Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020.
-
Từ năm 2008, Công ty cổ phần sản xuất Thương mại giấy Phong Châu đã áp dụng quá trình sản xuất sạch hơn trong khuôn khổ “Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” của Bộ Công Thương với sự tài trợ của DANIDA. Quy trình sản xuất này đã giúp nhà máy tiết kiệm được hàng tỷ đồng, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
-
Công ty cổ phần năng lượng Tân Tạo (TEC) hôm 29-6 tại Bắc Kinh đã ký với Công ty China Huadian Engineering (CHEC) của Trung Quốc hợp đồng thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng công trình (EPC) cho dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1
-
Trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, câu hỏi đặt ra là, tại sao không khai thác nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) từ mặt trời và gió ở từng hộ gia đình tại VN? Tiềm năng về năng lượng gió tại VN, theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 513.360MW (1 MW = 1.000 kW), tương đương với 200 lần công suất của thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
-
Tại Nhà máy gạch Tiêu Giao và Hoành Bồ, những sáng kiến cải tiến hệ thống nung đốt từ việc sử dụng than cám sang sử dụng dầu FO tại lò nung tuy-nen, thu hồi nhiệt khí thải lò nung tuy-nen, cơ giới hóa công đoạn vận chuyển sản phẩm, cải tiến hệ thống quạt gió, quạt làm nguội... từng bước tăng năng suất lao động, hiệu suất chạy máy, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, ổn định chất lượng sản phẩm.
-
Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điện cho các mục đích làm mát, chạy điều hòa, quạt điện của người dân tăng lên đáng kể. Theo số liệu chính thức của Bộ năng lượng Mỹ, một ngôi nhà tiêu chuẩn sử dụng hơn 50% năng lượng cho việc điều hòa không khí. Trong khi đó, khả năng cung cấp của các nhà máy điện là có hạn. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam, nhiều khu vực trên thế giới thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện trong nhiều ngày, gây bất tiện trong sinh hoạt của người dân cũng như những thiệt hại cho nền kinh tế địa phương.
-
Trong tình hình căng thẳng điện như hiện nay, nông dân nhiều nơi đã có sáng kiến tự chế các “nhà máy” điện phục vụ việc sản xuất, sinh hoạt của mình và cả người dân trong thôn xóm
-
Nước Anh vẫn còn những nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá hoặc khí đốt. Nhưng, nguồn năng lượng xanh, sạch đang ngày càng được phát triển mạnh mẽ mà nổi bật là những “cánh đồng gió”.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Hai trong số các cơ sở sản xuất của công ty tại vùng Đông nam nước Mỹ sẽ cung cấp khung nhôm và các bộ phận khác cho một nhà máy năng lượng mặt trời hybrid thế hệ mới của công ty Florida Power & Light (FPL). Nhà máy năng lượng đầu tiên thuộc loại này, mạng lưới nhiệt mặt trời rộng 200 hecta, sẽ kết nối với một nhà máy dùng khí tự nhiên, thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt trời vào ban ngày.