Thứ tư, 06/11/2024 | 08:28 GMT+7

Tiềm năng về năng lượng tái chế của Syria

20/07/2010

Phần lớn năng lượng sử dụng tại Syria hiện nay dựa vào các nhà máy địa nhiệt. Từ trước đến nay, những nhà máy này sử dụng dầu nặng, nhưng gần đây khí tự nhiên đã được sử dụng nhiều hơn, cả 2 loại nhiên liệu chiếm tới hơn 90% lượng điện năng được sản sinh.

Phần lớn năng lượng sử dụng tại Syria hiện nay dựa vào các nhà máy địa nhiệt. Từ trước đến nay, những nhà máy này sử dụng dầu nặng, nhưng gần đây khí tự nhiên đã được sử dụng nhiều hơn, cả 2 loại nhiên liệu chiếm tới hơn 90% lượng điện năng được sản sinh.

Phần điện còn lại sản xuất từ thủy điện và một phần nhỏ nhiên liệu sinh khối. Những năm gần đây, lượng cầu về điện năng đã tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự thay đổi về thói quen tiêu dùng: mức tiêu dùng đỉnh điểm hàng năm chuyển dần từ mùa đông sang mùa hè khi điều hòa không khí tăng lên về kích cỡ. Để đáp ứng sự tăng lên về nhu cầu và sự thay đổi trong tiêu dùng, Syria đã bắt đầu khai thác tiềm năng sử dụng các nguồn năng lượng tái chế.

Một thập kỷ sau khi tổng thống Bashar al-Assad kế nhiệm cha mình, công cuộc tái thiết đã được tiến hành mạnh mẽ ở Syria. Các công ty tư nhân, vốn bị cấm trước đây, nay đã được khuyến khích kinh doanh, và lĩnh vực năng lượng tái chế đang sinh lời từ sự hỗ trợ của cả chính phủ và khu vực tư nhân.

solar-power_web.jpg

Trữ lượng dầu của Syria hiện đang đóng góp chưa đến ¼ vào khoản thu cho ngân sách nhà nước, việc sản xuất dầu được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể trong 15 năm tới. Theo dữ liệu của chính phủ, nhu cầu về điện có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2030, và khí tự nhiên, cùng với năng lượng tái chế, được coi như một nguồn năng lượng thay thế lý tưởng. Quốc gia này có nguồn năng lượng gió và mặt trời dồi dào, những tập đoàn quốc tế như Vestas đã bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Ucraina đã bắt đầu hợp tác với các công ty của Syria.

Syria vẫn đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ, nhưng một đại sứ của Syria đã được bổ nhiệm đầu năm nay. Bất cứ một sự gỡ bỏ lệnh cấm vận nào cũng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển năng lượng tái chế của Syria.

Tất nhiên, rất nhiều các quốc gia Trung Đông, bao gồm “đại gia” về dầu lửa Abu Dhabi, đã nhảy vào lĩnh vực năng lượng tái chế, và rất nhiều nước, như Syria, đã tham gia vào IRENA – Cơ quan năng lượng tái chế quốc tế, được thành lập đầu năm 2009. Hélène Pelosse, tổng giám đốc lâm thời của IRENA, cho biết: “Chính phủ Syria đã ban hành chính sách và khung tài chính cần thiết để hỗ trợ năng lượng tái chế. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy, chúng ta không thế trông chờ vào những nguồn năng lượng truyền thống”.

Hiện tại, IRENA đã có 145 thành viên, bao gồm cả các nước trong Liên minh châu Âu. Các quốc gia Trung Đông tham gia vào IRENA bao gồm Bahrain, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen.

Những cuộc đấu thầu

Theo kế hoạch 5 năm của chính phủ Syria, năng lượng tái chế sẽ chiếm một vai trò rất quan trọng. NERC kết luận rằng đến năm 2025, 5% lượng điện của Syria sẽ là từ năng lượng tái chế.

NERC có một vài cuộc đấu thầu cung cấp năng lượng gió và mặt trời, các công ty được chọn sẽ sớm được công bố. Đây không phải lần đầu tiên NERC tổ chức đấu thầu. Năm 2007, NERC đã tổ chức đấu thầu xây dựng một trang trại gió công suất 6 MW ở Homs. Tuy nhiên, công ty duy nhất trúng thầu lại không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Kết quả cuộc đấu thầu hai khu năng lượng gió với công suất 130 MW sẽ được công bố vào năm nay.

Về mặt đầu tư, theo kế hoạch 5 năm mới nhất của Syria, tổng cộng 8 triệu USD sẽ được đầu tư vào NERC. Trong khi đó, PEEGT, cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp điện, sẽ được đầu tư 3,67 triệu USD.

Issam Hindi, một phát ngôn viên của NERC, nói: “Chúng tôi hướng đến châu Âu chứ không phải Trung Quốc. Chúng tôi muốn những tiêu chuẩn quốc tế chứ không phải mức giá thấp nhất”. Trong khi năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ được phát triển trong ngắn hạn, năng lượng địa nhiệt được coi là năng lượng của tương lai. Năng lượng sinh khối cũng được nghiên cứu, bao gồm việc sử dụng phân bón để sản xuất biogas, đặc biệt là tại các trang trại bò sữa, và sản xuất nhiên liệu sinh học từ mỡ. Nghiên cứu đang được tiến hành tại Học viện khoa học và kỹ thuật ứng dụng cao cấp.

Minh Đức (theo powergenworldwide.com)