-
Trao đổi về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới và Việt Nam hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải khẳng định: Công nghệ mới sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề an ninh năng lượng, tiết kiệm năng lượng, trong đó có năng lượng chiếu sáng...
-
Ông Trần Đức Hùng, Tổng Giám đốc EVN Hà Nội cho biết, đợt ra quân này được thực hiện từ ngày 8 - 18/2/2011. Trong đợt ra quân, Tổng công ty sẽ nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn thuộc các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Từ Liêm, Sơn Tây, Thanh Trì và củng cố lưới điện của các quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai.
-
Siemens Healthcare đang phát triển một giải pháp điện mặt trời có thể cung cấp điện năng cho các thiết bị ảnh y tế bao gồm MRI, CT, hệ thống X quang và quét bằng sóng siêu âm. Siemens cho biết công nghệ này sẽ giúp ích lớn các trung tâm y tế ở nông thông, nơi mà tình trạng thiếu điện vẫn còn ở mức cao.
-
Theo Ban quản lý dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến cuối năm 2012, Chương trình có mục tiêu xây dựng 165.000 công trình khí sinh học tại 58 tỉnh, thành phố.
-
Chính phủ Ấn Độ đã và đang thúc đẩy việc sử dụng năng lượng mặt trời ở khu vực nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh. Điện khí hóa khu vực nông thôn là một trong những nội dung chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về năng lượng mặt trời của Ấn Độ, nhằm nâng công suất điện mặt trời lên 20.000MW vào năm 2022.
-
Tỉnh Long An đã xây dựng Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu phấn đấu tiết kiệm từ 5% - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh trong giai đoạn này.Với đề án "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình", Chương trình sẽ vận động 1.000 hộ gia đình thuộc 4 điểm thành thị và nông thôn tham gia xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình.
-
Việt Nam được xếp vào một trong những nước thành công nhất trên thế giới trong quá trình hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn với tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện cao hơn nhiều nước đang phát triển khác ở khu vực châu Á, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trên chặng đường về đích để mang ánh sáng đến với 5% hộ dân nông thôn còn lại vẫn còn nhiều thách thức.
-
Những công trình khí sinh học này đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở khu vực ngoại thành Thủ đô hiện nay. Trong số này có 10.000 hầm được xây dựng từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức hợp tác phát triển của Hà Lan tài trợ.
-
Khoảng 75% dân số Iceland sống trong vòng 60 km của thủ đô Reykjavik và các khu vực nông thôn được liên kết bằng một con đường vành đai dài 1.351 km. Trong đoạn đường này có thể có 15 trạm sạc nhanh. Điều đó, cùng với thực tế 80% năng lượng của Iceland là năng lượng tái tạo được sản xuất với giá thành rẻ (từ địa nhiệt và thủy điện), sẽ giúp bạn hình dung được tại sao đây là nơi thử nghiệm lý tưởng đối với ôtô điện.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Sáng 27/11, tại xã Xuân Mỹ (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành Công trình đầu mối thủy lợi-thủy điện Cửa Đạt.
-
Trong khi một số thành viên Quốc hội nghĩ rằng việc sử dụng đồng đôla vào các dự án địa phương là một điều xấu, thì có đến hàng trăm nông dân và các chủ doanh nghiệp ở nông thôn đang rất háo hức nắm lấy cơ hội để củng cố hoạt động sản xuất của họ thông qua các khoản vay và trợ cấp năng lượng sạch với tổng giá trị hơn 30 triệu đôla. Các quỹ nằm dưới sự quản lí của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ phải chi trả cho 516 dự án lắp đặt trang thiết bị năng lượng tái tạo và củng cố hiệu quả năng lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-
Xét đề nghị của các Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp và Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo đó, thay mặt Thủ thướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại Công văn 8105/VPCP-KTTH về việc ưu đãi cho dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Ngày 1-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động chuẩn bị chương trình mở rộng phát triển khí sinh học. Ðây là 'Dự án nâng cao chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp và Phát triển khí sinh học (QSEAP, VIE 39421)', được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội vào tháng 6-2009.
-
Có khoảng 1.5 tỷ người, tương đương 1/5 dân số thế giới sống thiếu điện, và khỏang hơn 1 tỷ người sống ở những nơi không có nguồn cung điện ổn định. Trong số đó, 85% sống ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Liên hiệp quốc ước tính phải chi 35 đến 40 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để mọi người trên hành tinh này có thể nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng, và sử dụng năng lượng vào các mục đích như học tập, sinh hoạt.
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
“Sẽ triển khai lắp đặt thêm 500 cụm máy sản xuất điện năng bằng biogas trên toàn quốc” là số liệu được đưa ra tại Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vể môi trường ở nông thôn” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) và Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức vào sáng 3/10 tại Đà Nẵng.
-
Các nhà chức trách đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các tòa nhà xanh để đối phó với tình trạng gia tăng lượng tiêu thụ năng lượng - kết quả của quá trình đô thị hóa nông thôn nhanh chóng. Tại một hội nghị tổ chức vào thứ 2 vừa rồi, ông Li Bingren, nhà kinh tế trưởng tịa Bộ phát triển nhà và đô thị nông thôn cho rằng chính phủ cần phải cố gắng rất nhiều để có thể hạn chế phát thải và tiết kiệm năng lượng, bởi thực trạng sử dụng năng lượng hiệu quả đang còn ở mức thấp.
-
Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sạch, đặc biệt là công nghệ xử lý nước thải và công nghiệp tái tạo năng lượng. Không những vậy, quốc gia này còn được biết đến với lĩnh vực phát triển đô thị và nông thôn bền vững, các giải pháp kiểm soát và đo lường môi trường toàn diện, kiểm soát ô nhiễm không khí và tiết kiệm nguồn nước.
-
Ngày 17/9, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ Công thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị giao ban về tình hình triển khai thực hiện dự án Năng lượng nông thôn II (REII) và REII tài trợ bổ sung với các chủ đầu tư dự án tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung Tây nguyên. Dự án REII và dự án REII tài trợ bổ sung có tổng nguồn vốn hơn 580,1 triệu USD, trong đó vốn vay WB 420 triệu USD.